Học hỏi văn hóa ứng xử của người Nhật

1. Người Nhật luôn nghiêm túc, chuẩn mực, hết sức trong công việc nhưng lại hết mình trong các lễ hội vui chơi, giải trí

van_hoa_nhat_ban2
Thật khó để bắt gặp một người Nhật nào khi làm việc lại có thái độ cởi mở, hơi quá trớn.

Có lẽ do văn hóa Nhật Bản luôn tuân thủ theo thứ tự trên dưới, oyabun – kobun (cha – con), senpai – kohai (tiền bối – hậu bối), Joushi – buka (cấp trên – cấp dưới)…

Nên trong các mối quan hệ công việc họ luôn ghi nhớ điều này và lúc nào cũng giữ chừng mực, ép mình vào trong khuôn khổ thể hiện qua cách chào bằng cái gập người, người có vị trí càng nhỏ gập người càng sâu, hiếm khi hay nói đúng hơn là không bao giờ cãi lại lời của cấp trên, sempai…

Còn khi cấp trên hoặc sempai nhờ vả những người có thứ bậc thấp hơn mình thì lúc nào cũng phải nhờ 1 cách lịch sự: “Xin lỗi, tôi có việc muốn nhờ, phiền anh làm dùm tôi cái này được không? Cảm ơn rất nhiều…”.

Đành rằng tuân theo thứ tự trên dưới nhưng bề trên không độc đoán, không ra lệnh, làm sai vẫn phải nhận lỗi và xin lỗi.

Đó được coi là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Nhật.

van_hoa_nhat_ban5

Người Nhật có thể tăng ca, làm việc tận nửa đêm, khi về nhà thì vợ con đã ngủ say và khi ra đi có khi con còn chưa thức dậy.

Có lẽ được giáo dục từ nhỏ rằng đất nước Nhật Bản có địa hình tương đối phức tạp với 72% diện tích là đồi núi có độ dốc cao, hơn nữa Nhật Bản nằm trên 4 thềm lục địa khác nhau nên dễ bị các thiên tai như động đất, bão lụt, núi lửa, sóng thần, đất lở…

Tài nguyên thiên nhiên không ưu đãi nhiều nên chỉ có tri thức và làm việc hết mình mới tạo ra của cải, vật chất.

Vì vậy đa phần người Nhật học và làm việc với cường độ rất cao.

Đây là điều đáng học hỏi trong văn hóa giáo dục của người Nhật.

van_hoa_nhat_ban6

Nhưng khi trút bỏ công việc, họ sẵn sàng chơi tận nửa đêm ở phòng karaoke, các quán bar, tụ tập bạn bè ở các quán ăn…

Những mùa hội hè họ cũng vui chơi hết mình.

Và những ai còn độc thân sẽ tham gia vào các buổi giao lưu như Goukon(合コン)- “Hẹn hò” tập thể chẳng hạn.

Đó là 1 cuộc gặp gỡ giữa 2 nhóm nam và nữ (thường là 6 người hoặc 8 người) để tìm hiểu nhau, có khi có duyên lại tiến tới hẹn hò và có 1 cái kết happy ending …

Hoặc không thì mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng hơn.

Đó là 1 buổi tiệc nho nhỏ, có khi do nam giới móc hầu bao chi trả, hoặc nếu như nữ có chi trả thì phần nhiều sẽ do nam giới đảm nhận.

Được tổ chức trong quán karaoke, hoặc các quán ăn… thậm chí là ở ngoài trời như 1 buổi dã ngoại, có khi lại dưới những tán cây anh đào.

van_hoa_nhat_ban4

Có lẽ cân bằng giữa công việc và giải trí mà nhiều người Nhật tìm lại cho mình sự cân bằng trong cuộc sống.

Tất nhiên, cũng có nhiều người vì quá áp lực với công việc và học hành… nên tỉ lệ người tự sát ở Nhật Bản cao nhất trong các nước phát triển, khoảng 30 ngàn người một năm.

Điều này cũng đang được báo động tại Nhật Bản.

2. Nhật là 1 đất nước khá an toàn, không có tệ nạn cắp vặt

Khi đến Nhật, đừng lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp trên đường 1 người phụ nữ đi làm về rất khuya, hay như 1 người chỉ có 1 thân 1 mình ung dung đi đến các cửa hàng tiện lợi, các quán ăn như Matsuya, Yoshinoya,… vào lúc 2,3 giờ sáng.

Các cô gái, các phụ nữ mặc sức đeo giỏ xách, cầm ví đắt tiền và tuyệt nhiên không hề có kẻ cướp tấn công.

van_hoa_nhat_ban8

Vào siêu thị, các cửa hàng mua sắm không cần phải gửi giỏ xách và cũng chẳng ai buồn kiểm tra khi bạn ra.

Vì cụm từ: “ăn cắp vặt” dường như là 1 điều xa xỉ ở quốc gia này.

Ăn cắp vặt không chỉ trái với đạo đức, đối mặt với tòa án của lương tâm mà còn là hành vi trái pháp luật, nếu ăn cắp vặt có thể bị bắt và phạt tù dưới 10 năm.

Điều này người Nhật đã được giáo dục từ bé.

3. Buôn bán dựa trên niềm tin

Có khi nào bạn thấy 1 giao dịch buôn bán mà ở đó chỉ có người mua, không có người bán.

Tất cả giao dịch dựa trên niềm tin giữa con người với con người?

Những tưởng đó là điều phi thực tế, chỉ có trong truyện cổ tích, thế mà giữa xã hội hiện đại này, với 1 đất nước có nhiều nhà nghiên cứu robot, công nghệ nano… như thành phố công nghiệp Hitachi – nơi sản sinh ra tập đoàn nổi tiếng Hitachi… 1 ngành nông nghiệp trồng lúa hiện đại như Nông nghiệp Ibaraki…

Hay như đâu đâu cũng tràn ngập máy bán hàng tự động, thì đâu đó ở cạnh những nhà ga nhỏ, hay ở các vùng quê Nhật Bản, bên vệ đường lại xuất hiện những quầy hay nói đúng hơn là các kệ bày biện rau, củ, quả tươi… trên những chất liệu như gỗ, nhựa, rơm… với kiểu dáng cực kì đơn giản.

Khi bắt gặp hình ảnh ấy, bạn không thể không thốt rằng: ”Thật không thể tin được”.

van_hoa_nhat_ban9

Không 1 ai trông coi, chỉ có bảng niêm yết giá cả từng mặt hàng, thích món nào bạn chỉ việc nhón tay bốc lấy món đó, và trả tiền bằng cách bỏ vào hộp tiền cũng rất giản đơn, tựa tựa như ống heo của Việt Nam mình, cũng là quầy bán hàng tự động đấy, nhưng là tự động lấy và tự động trả tiền, việc bạn có trả tiền hay không, thì xin thưa không có 1 công cụ theo dõi nào, nhưng với người Nhật sự trung thực đã ngấm sâu vào máu.

Không có chuyện mua mà không trả tiền.

Phẩm hạnh này có lẽ cả thế giới phải nghiêng mình.

Hay như chuyện nếu lỡ làm rơi tiền khi đi bộ trên đường ở Nhật Bản thì đừng quá lo lắng, nếu không có người nhặt đem nộp vào đồn cảnh sát, hoặc không có cơn gió lạ nào thổi qua,thì bạn cứ yên tâm quay ngược lại và tìm kiếm.

Chắc chắn nó sẽ nằm đó và chờ đợi bạn.

Có lẽ từ niềm tin với dân mình, nên những người nông dân ngay sau khi thu hoạch đã không ngần ngại đặt vào những thùng carton, những khay nhựa các loại rau quả tươi ngon… có vài nơi còn chuẩn bị sẵn bịch nilon màu trắng để cho những ai mua nhiều loại xách mang về.

Văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau đã tạo cho Nhật Bản có 1 nền văn hóa khá đặc biệt.

4. Văn hóa phục vụ và thái độ phục vụ trên cả tuyệt vời

Chỉ có ở Nhật Bản bạn mới có cảm nhận trọn vẹn câu “khách hàng là thượng đế”.

Khi đặt chân đến 1 quán ăn nhỏ, 1 siêu thị tiện lợi, nhà sách, hay cả lên xe bus… thì câu chào, cảm ơn, tạm biệt luôn thường trực trên môi ở dạng kính ngữ của các nhân viên.

Khi mua 1 quyển sách tại 1 tiệm sách, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần gắn bọc sách hay không?

Họ muốn giữ cho quyển sách của khách hàng khi đọc hết vẫn còn sạch sẽ và cảm giác lúc nào cũng như mới.

Tất nhiên là miễn phí.

van_hoa_nhat_ban13

Hay khi bạn ghé trạm đổ xăng, trong lúc chờ đổ xăng một nhân viên sẽ hỏi bạn: “Xin lỗi tôi lau kiếng xe cho quí khách được không ạ?”

Có ai mà nỡ từ chối 1 dịch vụ miễn phí như thế cơ chứ.

Khi xăng vừa đổ xong thì kiếng trước của xe đã được lau sạch sẽ và nhân viên cúi chào cảm ơn và không quên nở nụ cười trên môi.

Đó là một nét văn hóa về dịch vụ mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Theo Samurai Tour

1

Đằng sau ánh hào quang của đất nước Nhật Bản đương đại

Giáo dục xếp hàng

Văn hóa hát Karaoke ở Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: