Nhật Bản: xin đừng làm đau thêm người khiếm thị có chó dẫn đường

Đối với những người bị khiếm thị, hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, có rất nhiều thiết bị hỗ trợ một cách tối đa. Nhằm giúp họ hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng nhất.

Thế nhưng, có lẽ đại đa số vẫn chọn cho mình một chú chó dẫn đường. Bởi chúng không chỉ giúp họ đi – về một cách an toàn mà hơn hết, nó còn như một người bạn trung thành nhất.

Đó có thể là món quà vô giá với người khiếm thị, nhưng xét ra, một số địa điểm ở Nhật không chấp nhận sự hiện diện của động vật này. Thế nên, kéo theo không ít hệ luỵ với họ.

hanoimoi

Thực trạng

Ước tính hơn 60% những người khiếm thị sử dụng chó dẫn đường bị từ chối được vào những nhà hàng và các nơi công cộng khác, mặc dù ở Nhật, có luật cấm phân biệt vào tháng 4 năm 2016.

Takao Shioya, người đứng đầu tổ chức Eye Mate, hiệp hội đào tạo chó dẫn đường cho rằng, những người khiếm thị có chó dẫn đường bị từ chối khi vào nhà hàng hoặc một số địa điểm ở Nhật là vì đó là những nơi “không cho phép chó vào”.

Một cuộc khảo sát tiến hành với 248 người khiếm thị có chó dẫn đường được huấn luyện bởi hiệp hội. Với câu hỏi là, liệu những người này có bị kì thị khi đi đến một số địa điểm không?. Kết quả thu về hơn 60% người cho rằng đã trải qua cảm giác đó.

afamily

Một nhân viên nữ trong độ tuổi 30 sống ở Tokyo nói rằng, khi cô đến nhà hàng, họ đã từ chối cô vì nhiều người khách không thích chó. Một người nội trợ tầm 70 tuổi đến từ tỉnh Shizuoka chia sẻ, vì chó bị cấm trong nhà hàng nên, nhân viên đã đưa chú chó dẫn đường của bà ra ngoài mặc dù trời đang lạnh.

Một người đàn ông 50 tuổi đến từ tỉnh Saitama cho biết, ông bị cấm vào đền và họ nói “ngay cả đó là chó dẫn đường thì vẫn là một chú chó”.

Vậy thì những địa điểm như thế nào sẽ “quay lưng” với chó dẫn đường?

Khoảng 78,7% là các cửa hàng thực phẩm, 28% là taxi, 21,3% là các khách sạn. Trước tình huống đó, khoảng 68% của số người bị kỳ thị sẽ tìm cách giải thích, còn 25,3 % âm thầm bỏ đi.

Hầu hết cho rằng, họ cảm thấy rất buồn vì những trở ngại như thế này. Mặc dầu thông cảm với chính sách của nhà hàng hoặc các địa điểm công cộng đó, nhưng họ vẫn cảm thấy như bị phân biệt đối xử.

 Nguyên nhân nào dẫn đến điều này?

Thật sự thì tất cả chúng ta đều biết, trước đây, người Nhật thường không nuôi chó trong nhà, vì đây là một đất nước vệ sinh. Với một cửa hàng, chỉ cần thấy một sợi tóc hay một vật gì trong món ăn là cả một vấn đề lớn. Kể cả món ăn Nhật, chúng cũng thường không đậm mùi. Thế nên, nhiều người xứ Anh Đào không thích mùi động vật trong cửa hàng ăn.

dantri

Còn ở nhà chung cư thường gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khoẻ không chỉ bản thân mà còn hệ luỵ đến người khác, nên động vật bị cấm nuôi.

Tuy nhiên, ở Nhật, vẫn có những địa điểm động vật được chào đón, một số khách sạn hoặc khu tắm Osen cho phép chủ và vật nuôi được hiện diện.

Tạm kết

abay

Người khiếm thị là những người xứng đáng được hưởng các quyền bình đẳng như người bình thường. Nhưng mặt khác, họ lại cùng chia sẻ không gian công cộng với chú chó dẫn đường. Cho nên, đây vẫn là chủ đề khó khăn không chỉ ở Nhật mà các quốc gia khác trên con đường tìm kiếm sự thoả hiệp thích hợp nhất.

Dẫu sao thì, ngoài vấn đề còn khó giải quyết ở trên, thì Nhật Bản vẫn đươc đánh giá cao về nơi có nhiều chế độ hỗ trợ người khuyết tật bằng hệ thống các tín hiệu được bố trí ở mọi nơi trên đất nước.

Tham khảo: asahi

TZ

Cơ hội mới cho Nhật Bảnlấn sân sang Ấn Độ để giải quyết nạn ô nhiễm môi trường

Chú chó với đôi tai chuột Mickey đốn tim cộng đồng mạng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: