Giải mã những bí ẩn về “Tokyo Rose” ở chương trình “Zero hour” của Nhật trong thế chiến thứ II

Trong những ngày đen tối của chiến tranh Thái Bình Dương trong chuỗi liên hoàn của thế chiến thứ Hai. Nhiều lính thủy Mỹ đã bật radio để nghe những âm điệu quen thuộc của một chương trình mà họ không được phép nghe, chương trình “Zero hour” (không giờ).

Là một chương trình do chính phủ Nhật kết hợp với đài NHK tạo ra nhằm tác động đến tâm lý, làm cho lính Mỹ cảm thấy nhớ nhà, mất tinh thần chiến đấu.

Nhưng đây lại bị xem như một kế hoạch thất bại của người Nhật đương thời. Đồng thời, nó để lại một bí ẩn trong tất cả những người lính Mỹ, đó là những người dẫn chương trình trên là ai, những cô gái đó không được gọi tên, vì vậy, lính Mỹ đặt chung biệt danh cho họ là “Tokyo Rose”.

Sau chiến tranh, nhiều người đã bắt đầu tìm hiểu về những nhân vật trên. Đó không chỉ là một người, mà là tên gọi chung của nhiều cô gái dẫn chương trình “Zero hour”.

Đếm ngược đến “Không giờ”

Chiến tranh tâm lý luôn là một phần quan trọng trong lịch sử nhân loại. Ví dụ trong một cuộc chiến nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại được kể lại, một vị tướng đã dùng hàng trăm tù nhân để chấn áp nỗi sợ hãi của binh lính khi ra chiến trường. Yêu cầu rằng, khi đối mặt với kẻ thù, những tù nhân đi trước binh lính sẽ rút kiếm và tự vẫn, để nói lên thông điệp, chúng tôi sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ nhân của mình. Điều này làm cho quân địch khiếp sợ và tháo lui.

Mọi quân đội quốc gia đều cố gắng tận dụng tối đa phương thức chiến tranh lâu đời này.

Quân đội Nhật Bản cũng không ngoại lệ, những năm chiến tranh với Mỹ, người Nhật xác định rằng, với lực lượng hùng hậu được trang bị tối tân như Mỹ, chỉ có phương pháp đánh vào tâm lý mới mong dịch chuyển.

Vì vậy, quân đội Hoàng gia phối hợp với NHK để tiến hành chương trình tác động tinh thần lính Mỹ, làm cho họ nhớ nhà, những vũ trường hoặc ký ức về quê hương. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn đó là không có ai rành tiếng Anh để dẫn chương trình này. Do vậy, quyết định cuối cùng là sử dụng các tù nhân bị bắt. Một số phụ nữ này trở thành “Tokyo Rose” của lính Mỹ.

Câu chuyện bi thảm của Iva Toguri (ア イ バ ・ 戸 栗 ・ 郁 子)

Iva Toguri là người Mỹ gốc Nhật. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ từ nhỏ, sau đó, cô quay về Nhật để chăm sóc dì của mình bị ốm.

Khi chiến tranh xảy ra, cô không thể về nước vì một số thủ tục liên quan đến giấy tờ, chính vì thế cô buộc phải ở lại Nhật. Chính quyền Nhật bản lúc bấy giờ ép cô từ bỏ quốc tịch Mỹ, nhưng cô không đồng ý. Thêm vào gia đình người Dì cũng không muốn cô ở lại vì không cùng quốc gia. Sau cùng, một thân mình ở Nhật Bản, cô chật vật tìm việc làm.

Cô xin vào làm việc cho một tờ báo Anh, và được phát hiện để dẫn chương trình “Zero hour”. Cô làm ở đây ba năm, nhưng từ chối đọc bất kỳ tuyên truyền nào chống lại quân đội Mỹ, nếu bị ép đọc, cô cũng khéo léo đánh lạc ý bài.

“Zero hour” là một chương trình rất được lính Mỹ ưa thích, trái với mong đợi của chính phủ Nhật, lính Mỹ đón nhận chương trình như một điều gì thân thương gợi về quê nhà, và họ rất mực cảm ơn những “Tokyo Rose”.

Tuy nhiên, sau chiến tranh, Iva trở về nhà, nhưng bị bắt vì tội phản quốc, mặc dù nhiều lính Mỹ chứng thực rằng, cô không hề đọc bất cứ điều gì chống lại hoặc tuyên truyền. Nhưng cô vẫn bị kết án 10 năm tù, được ân xá vào năm 1976. Năm 2006, Iva Toguri qua đời khi đã 90 tuổi và một án oan đeo đẳng cuối đời.

Ngoài Iva thì một cái tên nữa cũng được chú ý tới là Amelia Earhart , một nữ phi công rất nổi tiếng lúc bấy giờ.

Ngoài hai người được kể đến trên, thì còn một số phụ nữ khác vẫn là một bí mật cho đến bây giờ.

Câu chuyện về “Tokyo Rose” là một điều bí ẩn và thú vị, không chỉ riêng về phương thức chiến tranh tâm lý mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi cuộc chiến đều để lại vô số những nỗi đau chẳng bao giờ liền sẹo, có những điều rõ ràng, nhìn thấy, thể hiện bên ngoài, nhưng những nỗi oan sinh ra từ chiến tranh thì cứ âm ỉ, chẳng bao giờ lành được.

Tham khảo: japanese

TZ

Chuyện về 1 phụ nữ, 32 người đàn ông trên đảo, nỗi buồn chiến tranh và bài học cuộc sống

Yokohama Mary người phụ nữ bí ẩn bước ra từ thế chiến thứ hai

Bài hát gây tranh cãi  Tâm trạng đứa trẻ bị bạo hành bởi chính mẹ ruột của mình

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: