Từ bài tập về nhà “không giống ai” của giáo viên Nhật, suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của giáo dục hiện nay

Cuộc sống hiện đại buộc con người phải chạy đua với nhau để giành những vị trí tốt về công việc, về địa vị xã hội. Chính vì thế , mỗi đứa trẻ được sinh ra đã chịu áp lực từ sự kỳ vọng của bố mẹ. Mà kỳ vọng càng cao thì sự đầu tư càng lớn. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có một định hướng đúng đắn cho trẻ, họ chỉ biết đăng ký cho con những trường tốt. Sẵn sàng thức suốt đêm để giành chỗ nộp đơn cho con vào một trường mà nghĩ rằng, con cái sẽ phát triển toàn diện ở đó.

Và tiếp đến, là những tháng ngày nhồi nhét, trẻ em hầu như chẳng có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí là tương tác với bố mẹ. Đã không ít những sự việc đau lòng vì đứa trẻ không chịu được áp lực học hành hay thấy xấu hổ vì không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ.

Ảnh: Japo

Nhật Bản, nổi tiếng với nền giáo dục nhiều áp lực, giữa các khoá học thông thường hay các kỳ thi. Hoặc những kỳ tuyển sinh đầy tính cạnh tranh để vào các trường trung học, đại học. Nhiều học sinh gần như kiệt sức vì học hành.

Trong khi, nhiều người quên mất rằng, giáo dục trẻ nhỏ cần nhiều đến nuôi dưỡng tâm trí. Cội rễ để một đứa trẻ phát triển tốt lâu dài là vun đắp cho các em những tình cảm yêu thương từ gia đình, dẫn trẻ từng bước tìm hiểu khám phá cuộc sống. Trong khi bắt trẻ học quá nhiều đến nỗi chúng không có thời gian gần gũi cha mẹ, lâu dần trở nên xa lạ trong ngôi nhà mình.

Đó là sự mất cân bằng mà một giáo viên trường tiểu học ở Nhật muốn giải quyết bằng một bài tập về nhà hết sức độc đáo. Một tài khoản có tên Marie đã đăng tải lên mạng bài tập mà cô giáo giao cho con gái của mình và các học sinh khác.

Một ngày, cô con gái của Marie từ trường trở về nhà, khi được hỏi hôm nay có bài tập gì không, thì cô bé trả lời rằng, chẳng có bài tập số hay luyện viết nào khác, thay vào đó, cô giáo hướng dẫn: “Hãy ôm bố mẹ bạn trong một phút“.

Điều này cho thấy, bài tập hướng đến các em sự gắn kết tình cảm gia đình hơn là chỉ chú tâm, chăm chăm nhìn vào các con số mà quên mất những phút giây bên những người thân yêu. Cô giáo cũng giải thích rằng, mẹ của cô mất sớm nên dẫu cô có muốn được ôm một lần nữa cũng chẳng có cơ hội. Cô hy vọng các em sẽ nhận được nhiều cái ôm.

Bài đăng của mẹ Marie nhận được nhiều bình luận từ cộng đồng mạng:

Thật là một giáo viên tuyệt vời”

“đây có lẽ là mục đích giáo dục mà chúng ta cần”

“Tôi không thể ôm mẹ được nữa, mẹ mất năm tôi đang học trung học”

Ảnh: elementary

Thực tế thì câu chuyện bài tập về nhà đầy tính nhân văn này cô giáo viên tiểu học Nhật trước đây đã được ghi lại trên một tựa sách thuộc hàng “best-seller”, câu chuyện trong lời nói đầu của cuốn sách cũng nói về bài tập “hãy ôm bố mẹ bạn”, sau đó cách chữa bài tập của cô cũng hết sức độc đáo.

Ngày hôm sau khi đến lớp, nhiều em nhỏ bẽn lẽn lý nhí vì “không hoàn thành bài tập” với lý do là chẳng ai ôm các em cả, các em là những em bé mồ côi, cô giáo đã cúi xuống và ôm các em thật chặt.

Từ bài học trên, chúng ta có giật mình suy nghĩ lại về thực trạng giáo dục hiện nay ở Việt Nam hoặc một số quốc gia khác. Đó là các em hầu như “ngập “trong bài tập về nhà, ở trường, ở lớp học thêm. Hỏi sao những đứa trẻ không rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và sa sút tâm lý.

Chúng ta rồi cũng sẽ trở thành những bậc phụ huynh trong tương lai. Vậy nên,hãy tập sống chậm, hãy lắng nghe tiếng lòng con trẻ để lưu lại trong tâm trí các em những phút giây yêu thương gia đình nhiều hơn là một tuổi thơ vùng vẫy trong áp lực học hành.

Từ cách giao và chữa bài tập của giáo viên Nhật, liệu bạn có giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục.

TZ

Nhật Bản Nền giáo dục âm nhạc hướng mỗi học sinh trở thành nghệ sĩ thực thụ

Bạo lực học đường ở Nhật  mặt trái của nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới

Bạo lực học đường ở Nhật  mặt trái của nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: