Hồi ức không muốn kể của nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki
Trong nhiều thập kỷ qua, Hiroyasu Tagawa vẫn im lặng và không có ý định lên tiếng về những trải nghiệm khủng khiếp của tuổi thơ sau vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ xuống quê hương Nagasaki của mình. Anh không muốn làm sống lại những ký ức đau thương của ngày 9 tháng 8 năm 1945 năm ấy, và thậm chí, anh cũng chẳng bao giờ muốn thốt ra những lời liên quan đến ba chữ “bom nguyên tử”.
Vào thời điểm đó, Tagawa chỉ mới là một học sinh lớp 6, anh đã rất ân hận vì sao mình lại chỉ đưa cha đến một trại cấp cứu tạm thời, để rồi sau đó, chân ông bị cắt cụt với cưa của một người thợ mộc. Cha anh bị bỏng nặng ở chân do hoá chất từ nhà máy, hậu quả của vụ nổ.
“Thật đau đớn” – biểu hiện cảm xúc đơn giản nhất của một người đàn ông bị cắt cụt chân đã ám ảnh Tagawa những năm về sau. Cha anh đã qua đời không lâu sau đó.
Để rồi khi ở lại, anh đã liên tục dằn vặt mình liên tục với những câu hỏi: “Tôi đã làm hết sức với ông cụ chưa?”
“Tôi tự hỏi, nếu tôi không mang ông cụ đến đó, mà đem cha đến một bệnh viện để phẫu thuật, có lẽ ông đã sống một thời gian dài. Những tiếc nuối như vậy như những cái gai nhức nhối trong tim tôi”.
Cuộc hội ngộ của Tagawa với y tá từng có mặt trong lần cắt cụt chân cha anh đã dần dần phá vỡ sự im lặng về những trải nghiệm cay đắng tưởng như anh đã chôn chặt sau ngần ấy thời gian.
Y tá giải thích rằng, cha anh đã đau đớn rất nhiều khi chân chưa cắt, mỗi lần tiêm thuốc tê tuỷ, cụ ông đều tỏ ra vật vã, cuối cùng họ buộc phải cắt chân ông, nhưng không có dụng cụ phẫu thuật nào khác.
“Nhờ lần cuối gặp cô ấy, tôi đã bắt đầu tha thứ cho bản thân và giải phóng trái tim mình khỏi những dằn vặt”.
Câu chuyện của Tagawa đã nhanh chóng tạo thành chủ đề và làm sống dậy những hồi ức khác của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử xuống Nagasaki.
Câu chuyện của anh được kể lại dưới dạng hình ảnh kamishibai – một hình thức kể chuyện phổ biến với trẻ em trước sự xuất hiện của truyền hình. Sau đó công nghệ hoá và đăng tải lên YouTube để tiếp cận nhiều khán giả hơn.
Với tiêu đề: “Ngày đó, ngày 9 tháng 8 và tương lai“, đoạn clip dài 20 phút bao gồm 28 bức vẽ được vẽ bởi các sinh viên địa phương tại trường trung học cơ sở Mikawa. Dưới hai phiên bản tiếng Anh – tiếng Nhật để thông điệp có thể truyền tải rộng rãi ở nước ngoài.
Các sinh viên mất khoảng 4 tháng để hoàn thành chương trình truyện tranh gốc, mô tả lại cách Tagawa sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử và tác động tinh thần của nó.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 73 của vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8, và Nagasaki ba ngày sau đó. Clip góp phần giáo dục giới trẻ về bản chất của vụ đánh bom xuống Nagasaki làm chết gần 74.000 vào cuối năm 1945.
“Đúng là một số hibakusha (cách gọi những người sống sót sau vụ đánh bom) thích dùng các hình ảnh chụp vạch trần sự thật, nhưng theo tôi, nét vẻ của sinh viên mềm mại, không quá phức tạp sẽ kích thích trí tưởng tượng của nhiều người hơn” – Tagawa chia sẻ.
Nagasaki đã cố gắng làm rõ hơn thông tin về vụ đánh bom nguyên tử, kêu gọi mọi người bãi bỏ vũ khí hạt nhân. Đối với du khách nước ngoài, Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki đã phát hành tờ thông tin bằng tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Trung. Khoảng 20% của tất cả các tờ rơi đến tay du khách trong năm 2017.
Nằm gần trung tâm, bảo tàng là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố, một minh chứng rõ ràng của lịch sử.
Người dân địa phương cho biết, Nagasaki đã thấy sự gia tăng số lượng khách du lịch nước ngoài trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước láng giềng châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Đã hơn 70 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng. Thế nhưng có lẽ đối với Tagawa và những người bước ra từ chiến tranh, đặc biệt là sau hai vụ ném bom lịch sử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, thật khó để làm lành vết thương thể chất và những ám ảnh tinh thần. Chắc chắn, đâu đó vẫn còn những người khác ôm trong mình nỗi đau khó có thể nói thành lời.
Không chỉ riêng cá nhân mỗi người, những hồi ức kinh hoàng tháng 8 năm ấy, cứ còn mãi đeo đẳng nước Nhật và cả thế giới.
Tham khảo:kyodonews
TZ
Lộ diện những bức ảnh của Hiroshima và Nagasaki thịnh vượng trước ngày nổ bom nguyên tử
Những đứa bé được hồi sinh: Hiroshima 13 năm sau trận thả bom nguyên tử
Trở thành siêu nhân với bức tường năng lượng như trong phim bom tấn chỉ bằng một bước đơn giản