Lễ hội mùa hè Akita kantou
Ở Nhật, có một lễ hội thú vị khác mà tôi tin rằng ai đã từng tham gia thì không thể quên được .
Đó chính là Lễ hội mùa hè Akita Kanto hay còn được gọi là Lễ hội đèn lồng.
Cùng với Lễ hội Sendai Tanabata(thành phố Sendai), Lễ hội Aomori Nebuta (thành phố Aomori) và Lễ hội Yamagata Hanagasa( thành phố Yamagata), Akita Kanto là một trong những lễ hội mùa hè lớn nhất của Nhật Bản.
Được tổ chức từ ngày 3 tới ngày 6 tháng 8 hàng năm tại thành phố Akita, tỉnh Akita. Lễ hội Akita là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu của 5 loại ngũ cốc trong đó có gạo, lúa mì, đậu, kê kê. Là một trong ba lễ hội chính của Tohoku (Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori, Yamagata và quận Akita).
Kanto là một cột tre cao từ 5m đến 12m trên đó có gắn 24 tới 46 chiếc đèn lồng giấy có hình dạng các loại ngũ cốc như gạo, hạt đậu,… được trang trí với sợi giấy mỏng giữa các thanh gỗ.
Kanto nặng khoảng 50kg được gọi là o-kawa và còn một số loại nhỏ hơn được gọi là chu-kawa, ko-yo waka waka với trọng lượng giảm dần. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.
Tại lễ hội, những thanh niên khỏe mạng sẽ mặc áo jacket ngắn, buộc khăn hachimaki, tất trắng tabi và dép rơm zori, họ lần lượt nâng Kanto lên tại một thời điểm trong tiếng trống, kèn, sáo vang lên rộn ràng. Sau đó họ diễu hành qua thị trấn và phải đảm bảo rằng các ngọn đèn trong những chiếc đèn lồng không bị tắt. Khi rước Kanto họ không được phép nắm bằng tay và phải giữ thăng bằng ở giữa lòng bàn tay. Để giữ cột thẳng đứng họ chỉ được phép dùng hông, vai hoặc trán nếu muốn thay đổi tư thế.
Mời bạn xem video sau để cảm nhận được không khí thực tế lễ hội.
Nguồn gốc của Lễ hội này nằm trong nghi lễ Tanabata, từ một lễ hội hàng năm được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 để thờ các ngôi sao, được gọi là Neburi – Nagashi (Hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ).
Khoảng đầu thế kỉ 19, Lễ hội đã trở thành một sự kiện trong đó mọi người diễu hành khắp các đường phố, Kanto cũng là nơi thể hiện sức mạnh của những chàng trai khỏe mạnh. Tuy nhiên để nắm vững kỹ thuật giữ thăng bằng Kanto, người tham gia phải dành nhiều thời gian luyện tập và cũng phải thật khéo léo. Năm 1931, cuộc thi rước Kanto được tổ chức và các khu vực trong thành phố đều cử đại diện tham gia, kỉ lục cho kỹ thuật giữ Kanto là cọc tre cao 18m.