Thần hay quỷ? – Lời nguyền ngàn năm trước còn linh ứng đến ngày nay của Taira No Masakado

Taira No Masakado mất trong một trận đánh, do chủ quan nên bị chém đứt đầu. Theo nhiều lời đồn đại đầu của ông ta sau khi bị chém đã bay lên trời, 3 năm tiếp theo vẫn tiếp tục sống và đi tìm phần thân thể còn lại.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là hồn ma!?

Ảnh: https://news.livedoor.com/

Tuy không có thông tin chính xác nhưng Taira No Masakado được cho là sinh ra vào khoảng năm 910, ở Shimousa No Kuni (nay là tỉnh Irabaki). Taira No Masakado là người thuộc dòng máu danh giá trong hoàng tộc. Vào thời niên thiếu, ông làm quan chức triều đình tại Kyoto là thủ đô của Nhật lúc bấy giờ. Tuy đang theo học tại hoàng cung nhưng do phụ thân qua đời nên ông phải hồi hương.

Ngay sau đó, tài sản mà phụ thân ông để lại, đặc biệt là đất đai bị mọi người trong gia tộc tranh giành. Và cuộc chiến gia sản càng ngày càng trở nên căng thẳng. Trong lúc đó, những người có hiềm khích với Masakado đến Kyoto và chuẩn bị kế hoạch chống lại ông. Họ lan truyền thông tin giả mạo, khiến Masakado chỉ trong thời gian ngắn, trở thành kẻ thù của triều đình.

Masakado đã chiến đấu cho sự trong sạch của mình và dành chiến thắng. Nhưng chuyện chưa dừng lại.

Vì tin tưởng ở bản thân nên Masakado tiếp tục chiến đấu, ông đánh đâu thắng đó. Và vì vậy, đất đai mà ông chiếm được mở rộng đến nơi mà ngày nay là tỉnh Shizuoka, hay nói cách khác, tại thời điểm đó ông đã là chủ của một nửa nước Nhật.
Tuy vậy, ông vẫn không thể thoát khỏi số mệnh…

Bí ẩn về hai phần thân thể bị cắt lìa biết… di chuyển

Khi tân thiên hoàng lên ngôi và đưa ra tuyên bố thành lập quốc gia mới cũng là lúc Masadako tử trận trên chiến trường. Lúc ấy ông mới 30 tuổi.

Ảnh: https://news.livedoor.com/

Masakado bị chém đứt đầu, thủ cấp và thân thể ông được chôn riêng rẽ với nhau.

Và từ đây hàng loạt câu chuyện kỳ lạ đã xuất hiện.

Ảnh: https://news.livedoor.com/

Thất bại trong chiến tranh, ông bị tử hình và thủ cấp được treo lên cho toàn dân Kyoto nhìn thấy. Đương thời, những kẻ nào phạm trọng tội, đều phải chịu “nhục hình” như thế.

Tuy vậy… đầu của Masakado dường như vẫn sống. Thỉnh thoảng, đôi mắt sẽ mở ra, và như nhớ lại nỗi oan khuất, miệng sẽ liên tục phát ra tiếng “uuuuuuu”. Thậm chí sau đó, chiếc đầu còn bay đi tìm thân thể. Lúc đó, phần thân đang được đặt tại địa danh sau này là tỉnh Irabaki cũng di chuyển từng chút một, và bắt đầu đi tìm phần đầu của mình.

Thế nhưng, việc đó không kéo dài được lâu, hai phần cơ thể không gặp được nhau. Dần dần sức lực cạn kiệt, phần đầu cứ như vậy rơi xuống đất. Nơi đây trở thành nơi an nghỉ của Masakado (còn gọi là Kubidzuka), nay thuộc Ootemachi, Tokyo.

Ảnh: https://news.livedoor.com/

Thật ra, phần thân cũng được tìm thấy cách đó không xa.

 

 

Ảnh: https://haveagood.holiday/articles/570

Tương truyền, sau khi kiệt sức do di chuyển, phần thân đã đổ gục tại đền Kandamyouji ở Kanda, Tokyo.

Lời nguyền của Masadako 

Ngay khi Masakado chết đi, nước Nhật rơi vào bóng đen của nạn dịch hạch, người chết như ngả rạ. Ai cũng nói đó là lời nguyền của Masakado. Nhiều người lo sợ nên thờ thân thể của ông làm thần linh. Do đó đền đổi tên thành “Karada-Myoji” (Karada trong tiếng Nhật là thân thể) và sau này đổi thành tên đền Kandamyouji.

Cũng có những người không tin vào lời nguyền của Masakado nhưng câu chuyện này đã và vẫn đang được lưu truyền.

Năm 1923, trận động đất lớn xảy ra tại Tokyo. Bộ tài chính có trụ sở ở Ootemachi, nơi đặt mộ của Masakado cũng chịu ảnh hưởng trong cơn chấn động mạnh và bị đổ sập. Trong quá trình chờ xây lại, mộ của Masakado đã bị dỡ đi và toà nhà tạm của bộ đã được xây ở đó. Trong vòng chưa đến 2 năm, đã có 14 người của Bộ tài chính qua đời, bao gồm cả Bộ trưởng. Ngoài ra, còn có nhiều người khác bị thương. Sự việc trở nên quá đáng sợ nên trụ sở tạm thời đã được dỡ bỏ và mộ của Masakado khôi phục trở lại như cũ.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân đội Mỹ chỉ vừa mới bắt đầu việc bốc dỡ mộ của Masakado thì người lái xe bị máy móc nặng chèn qua người dẫn đến tử vong, khiến công trình phải dừng lại giữa chừng.
Tiếp sau đó, một phần của ngôi mộ được rao bán, phần lớn những người làm việc cho ngân hàng xây trên mảnh đất được bán đó cũng tự nhiên phát bệnh. Làm dấy lên yêu cầu phải có một buổi tế lễ.

Ảnh: https://www.travel.co.jp/guide/article/9868/

Ngoài những câu chuyện trên thì còn có rất nhiều bí ẩn khác liên quan đến lời nguyền của Masakado. Ngay cả hiện tại, những toà nhà nằm cạnh ngôi mộ cũng đang cân nhắc đến những việc như bố trí sàn nhà sao cho không xoay lưng về phía ngôi mộ hay không xây cửa sổ nhìn xuống.

1000 năm đã trôi qua nhưng lời nguyền dường như vẫn chưa biến mất.

Tuy vậy, vẫn có những người xem Masakado là người thắng cuộc và tôn thờ ông như một vị thần chiến tranh, nhất là tại Tokyo, quê hương ông. Tuy nhiên, một vị thần gây nhiều tranh cãi như vậy ở Nhật rất hiếm.

Một lưu ý dành cho các bạn khi đến thăm ngôi mộ của Masakado hay đền Kandamyouji đó là:

Có một ngôi chùa được xây dựng với mục đích cầu nguyện để chế ngự Masakado, đó là Naritasan Shinshoji nằm gần sân bay Narita. Việc tổ chức cầu nguyện ở Naritasan được cho là bắt nguồn từ nơi này.Nói một cách khác, ngôi chùa được lập ra để chống lại Masakado.

Khá đông người quan tâm đến chuyện này. Đài NHK mỗi năm đều làm một tập phim dựng lại về một nhân vật lịch sử. Những diễn viên tham gia vào bộ phim này vào lễ tiết phân đều đến chùa Naritasan Shinshoji để làm nghi lễ thảy đậu. Duy chỉ có diễn viên trong tập phim về Masakado đã không tham gia nghi lễ này.

Cho đến ngày nay, lời nguyền của Masakado vẫn còn tiếp tục lưu truyền.
Những người muốn tránh sự phẫn nộ này thay vì đến Naritasan, các bạn nên đến mộ hoặc đền Kandamyouji sẽ tốt hơn chăng?

Kengo Abe

Lời đồn đại rùng rợn đằng sau ngôi miếu thần Yuta ở Okinawa

Toyotomi Hideyoshi: Từ cậu bé “xách dép”đến vị tướng vĩ đại thống nhất Nhật Bản

Chuyện về người đàn ông có đường chỉ tay kỳ lạ nhất Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: