Kể cả trong mùa dịch, thị trường bất động sản Nhật Bản vẫn “rộng mở” với người nước ngoài
Những bài báo với tiêu đề gây sốc như “Nhận nhà miễn phí ở vùng nông thôn Nhật Bản” rất phổ biến vài năm gần đây. Tất nhiên ai cũng biết kể cả có khả năng sở hữu một ngôi nhà cũ ở Nhật là có khả năng, nhưng thực tế phức tạp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, gần đây, cơ hội sở hữu bất động sản ở Nhật vô cùng rộng mở với người nước ngoài ở Nhật Bản.
Giá cả tăng chậm nhưng đều đặn của Nhật Bản, sự cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài, các kiến trúc sư xuất sắc và cơ sở hạ tầng chắc chắn là những yếu tố vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, sự gia tăng nguồn và các tổ chức hỗ trợ sở hữu Akiya – những ngôi nhà bị bỏ hoang, thường được bán hoặc cho thuê với giá cực rẻ – đã kết hợp lại, biến Nhật Bản trở thành thị trường bất động sản màu mỡ.
Theo báo cáo trên Global Property Guide, giá nhà ở Nhật Bản tăng 0,8% trong năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng khiêm tốn đáng kinh ngạc so với các nước phát triển cao khác – ví dụ, mức tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ ở Mỹ vào năm 2020. Alex Toyoda đến từ Plaza Homes, một công ty bất động sản có trụ sở tại Tokyo cho biết dù người nước ngoài giảm dần do đại dịch, thị trường không thay đổi nhiều do nhu cầu ngày càng tăng của giới nhà giàu Nhật Bản.
Ảnh https://edition.cnn.com/travel/article/japanese-country-real-estate/index.html
“Do đóng cửa biên giới, không có người nước ngoài nhập cảnh trong thời gian này. Nhưng chúng tôi ngạc nhiên là thị trường dành cho người nước ngoài hầu như không thay đổi vì nhu cầu ngày càng tăng từ người Nhật. Dù chúng tôi mất lượng khách hàng nước ngoài trong thị trường cho thuê, thị trường mua và bán lại trở nên rất mạnh mẽ. “
Adam German, một người hướng dẫn về bất động sản Tokyo, khẳng định: “Hoạt động cho vay bất động sản nhà ở vẫn rất nhộn nhịp trong suốt đại dịch”
Toyoda cho biết thêm: “Bất động sản tập trung vào người nước ngoài là một ngành công nghiệp cao cấp và độc đáo. Hầu hết những người mua tập trung vào nhà ở Nhật Bản không phải để đầu tư, mà cho chính họ. “
Một ngôi nhà ở vùng quê
Với sự suy giảm dân số Nhật Bản, có rất nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang trên khắp đất nước. Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu đưa một số ngôi nhà và căn hộ bỏ hoang trở lại thị trường. Vào năm 2017, Chính phủ ra kế hoạch cung cấp những ngôi nhà trống cho thuê, nhưng sáng kiến này không thực sự hiệu quả. Sau đó, những công ty và dịch vụ xuất hiện để giúp người mua tiềm năng tận dụng lợi thế của những ngôi nhà này.
Matt Ketchum của Akiya và Inaka, một công ty bất động sản tập trung vào akiya và những ngôi nhà ở vùng nông thôn, cho biết: “Akiya bắt đầu như một dịch vụ kỳ quặc, sau đó đã được chứng minh là khả thi, sau đó hơi đáng mơ ước, rồi gần đây chứng minh được giá trị với sự bùng nổ của COVID-19″.
Thách thức lớn nhất, bên cạnh tình trạng đổ nát của nhiều ngôi nhà, là các Akiya thường không cập nhật những người thừa kế hợp pháp. Nếu chứng thư quyền sở hữu một ngôi nhà cho thấy ai đó sinh ra vào thế kỷ 19, muốn được thừa kế hợp pháp thì việc mua bất động sản có thể được chứng minh là không thể thực hiện được.
Xem thêm:
Biến ước mơ “tậu” nhà ở Nhật thành hiện thực với phương pháp
Đánh giá “bất động sản” của các nhân vật Anime nổi tiếng
Trào lưu mới ở Nhật – Sở hữu bất động sản thuộc căn cứ quân sự Hoa Kỳ
Các công ty như Akiya và Inaka và các sáng kiến của Chính phủ như Chương trình Ngân hàng Akiya đã bắt đầu biến Akiya từ một ý tưởng thành hiện thực. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng danh sách được thiết lập độc quyền để đảm bảo rằng ngôi nhà đã được thẩm định kỹ lưỡng, và sẵn sàng để được bán.
Đại dịch đã tạo thêm cơ hội, khơi dậy sự quan tâm đến những ngôi nhà này. So với chi phí cao và khung thời gian dài để xây dựng một ngôi nhà, bạn có thể sở hữu một akiya với giá dưới 20 triệu yên. Bên cạnh đó có thể kể đến những lợi ích về sức khỏe, tài chính, phong cách làm việc và lối sống khi cách xa trung tâm thành phố. Akiya là lựa chọn khả thi cho những cư dân nước ngoài có ngân sách thấp hơn hoặc cần tính linh hoạt cao hơn.
Thị trường nhà ở Nhật Bản, mặc dù mang đến những cơ hội độc đáo, nhưng cũng có những thách thức riêng đối với người nước ngoài. Ví dụ, những khoản tiền bất ngờ, lạ lẫm cho chủ thuê, phụ phí cho chủ sở hữu,.. Ngoài ra còn có luật “quyền cư trú” bảo vệ những người cho thuê. Luật này cho phép chủ sở hữu có những yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt và kiểm tra lý lịch đối với người thuê nhà, dẫn đến sự phân biệt đối xử rộng rãi về nhà ở đối với những người không phải là người Nhật Bản. Trên thị trường mua, những người mua căn hộ nên tiến hành thẩm định kỹ lưỡng vì một số báo cáo gần đây cho thấy một số công ty bất động sản không công bố thông tin về chất lượng đất và đánh giá thấp chi phí sửa chữa và bảo trì.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng thị trường chậm nhưng ổn định và nguồn lực dồi dào khiến thị trường nhà ở hiện tại trở nên hấp dẫn đối với người nước ngoài.
Sacchan