Nhật Bản – Đất nước “tuyệt vọng” của người dân tị nạn

Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc khó chấp nhận người ngoại quốc.
Mặc dù đa số người Nhật có tính cách hiền lành, ghét xung đột, nhưng họ cũng có đặc điểm là sợ người nước ngoài.

Vì vậy, Nhật Bản khá miễn cưỡng trong việc tiếp nhận người tị nạn. Xét tỷ lệ nhận người tị nạn từ quốc gia khác ở Nhật Bản chỉ 0,4% vào năm 2019, tổng cộng 44 trường hợp. Có nghĩa là, 99,6% còn lại, Nhật Bản từ chối tiếp nhận dân tị nạn.

Dưới đây là một số ví dụ ở các quốc gia khác để bạn biết được rằng con số này ở Nhật Bản là vô cùng thấp.
Canada : 55,7%
Vương quốc Anh : 46,2%
Hoa Kỳ : 29,6%

Về nguyên nhân, chỉ có thể lý giải đơn giản rằng: Người Nhật sợ người nước ngoài.

Nhật Bản có thời kỳ cô lập kéo dài. Trong thời đại Samurai, gần như toàn bộ châu Á chịu sự cai trị và trở thành thuộc địa của các nước phương Tây thông qua chiến lược truyền giáo và đe dọa thống trị bằng những vũ khí tối tân lúc bấy giờ (súng).

Để tránh lâm vào tình trạng tương tự, ngay từ đầu Nhật Bản đã từ chối cho phép người nước ngoài nhập cảnh. Nhờ vậy, Nhật Bản phát triển được nền văn hóa riêng, nhưng đổi lại, người Nhật tạo cảm giác khó gần với thế giới.

Chính Hoa Kỳ đã phá vỡ “quy tắc an toàn” này của Nhật Bản.
Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh vượt trội của mình và buộc Nhật Bản phải mở cửa.

Như các bạn đã biết, kết quả là cuộc chiến khốc liệt để thoát khỏi sự đô hộ của các nước phương Tây và thất bại nặng nề trong Thế chiến thứ hai.

Bạn có biết người tị nạn bị đối xử như thế nào ở Nhật Bản không?

Những người nước ngoài bị bắt quả tang lưu trú bất hợp pháp với thị thực hết hạn hoặc nhập cảnh trái phép bằng tàu thủy sẽ bị đưa đến cơ sở giam giữ của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Có tin đồn rằng cơ sở này tồi tệ hơn cả nhà tù. Phương tiện liên lạc duy nhất với bên ngoài là điện thoại công cộng và thư từ.
Thời gian tập thể dục tối đa 1 giờ mỗi ngày. Một số người chết vì bệnh tật mà không được chăm sóc y tế đầy đủ.

Không giống như những tội phạm thông thường, thời gian ở cơ sở này không có quy chuẩn cố định, vì vậy thời hạn có thể thay đổi tùy theo nhận định của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Nhiều người nộp đơn xin trả tự do tạm thời hoặc giấy tị hạn vì họ không thể chịu đựng được tình trạng này. Nếu được xác định rằng có đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống bình thường ở Nhật Bản, người tị nạn có thể được cấp phép tạm thời rời khỏi trại. Tuy nhiên, rất ít người có thể đảm bảo điều kiện sống đủ.
Những người còn lại tiếp tục chuỗi ngày địa ngục trong khu tị nạn.

Vào tháng 3 năm 2021, một nữ nhà thơ 33 tuổi người Surikan đã chết tại một cơ sở tị nạn ở tỉnh Ibaraki. Hiện chưa rõ nguyên nhân, nhưng có tin tức rằng người này không được chăm sóc y tế dù có dấu hiệu nôn nhiều lần.

Thăm nuôi tại cơ sở tị nạn chỉ được 30 phút. Không cho phép máy ảnh, máy ghi âm hoặc điện thoại thông minh. Ngoài ra, nhân viên sẽ có mặt khi thăm khám.


Xem thêm bài viết liên quan

Tại sao Chính quyền lại cấm người vô gia cư vào các khu tị nạn?

Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản

Sinh viên kiến nghị nâng độ tuổi quan hệ tình dục tự nguyện từ 13 lên 16


Không phải Nhật Bản là “quốc gia an toàn nhất thế giới” sao?

Một người đàn ông 33 tuổi đến từ Nigeria kể câu chuyện của mình. Vì tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập ở quê nhà, anh phải ra nước ngoài, và đến Nhật trong hoàn cảnh đó.
Hiện tại anh ta sống trong một khu trại tị nạn.

Thế nhưng ở một nghĩa nào đó, được ở lại trại tị nạn vẫn tốt hơn nhiều. Tệ nhất chính là trục xuất về nước, và kết cục thường là bị hành quyết. Nhật Bản không bảo vệ người nước ngoài.

Liên hợp quốc đã chú ý đến tình trạng khủng khiếp này, và luật nhập cư của Nhật Bản đang được sửa đổi. Tuy nhiên, việc sửa đổi vẫn gặp rất nhiều vấn đề. Hiện tại, người tị nạn có thể gửi đơn tối đa 3 lần. Nếu vượt quá vẫn sẽ bị trục xuất mặc dù có thể đối diện với tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tôi cũng hiểu rằng nếu dễ dãi với người tị nạn sẽ khó đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, có những hoàn cảnh buộc chúng ta phải làm như vậy.

Nhiều người sẽ cho rằng “Cứ để họ về nước, chết cũng chẳng can hệ gì đến tôi”. Thế nhưng chúng ta đang sống trong thời kỳ chú trọng hợp tác quốc tế. Hiện tại vấn đề người tị nạn ở Nhật đang nhận được nhiều sự quan tâm trên thế giới, nếu không thay đổi, uy tín của quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Abe Kengo
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: