Tính “cầu toàn” của người Nhật
Tại sao sản phẩm của Nhật lại có chất lượng cao như vậy? Đó là nhờ sự góp phần không nhỏ của tính cách cầu toàn của người Nhật. Đức tính này không chỉ thể hiện trong công việc mà còn trong cả cuộc sống hằng ngày của người Nhật.
Tại sao có rất nhiều người đánh giá cao chất lượng của hàng Nhật, sản phẩm khó hư, ít bị lỗi?
Khi tạo ra một hàng hóa nào đó, cho dù quy trình nghiêm ngặt như thế nào thì khả năng phát sinh hàng lỗi là rất cao. Vì vậy nhiều người sẽ có suy nghĩ: Nếu tỉ lệ sản phẩm lỗi là 5% thì sản xuất dư 5% bù được hàng lỗi là được rồi. Nhưng người Nhật lại không suy nghĩ như vậy. Mục tiêu của họ là nhắm tới tỉ lệ hàng lỗi là 0%.
Thay vì sản xuất dư 5%, để đạt được mục tiêu tỉ lệ hàng lỗi là 0% thì độ khó cũng như chi phí sẽ tăng lên rất nhiều.
Cho dù như vậy nhưng vì chữ tín, người Nhật vẫn không thoát khỏi tư tưởng cầu toàn của mình. Chỉ là 5% thôi nhưng làm sao để không một khách hàng nào thất vọng về hàng hóa của mình mới là quan trọng nhất.
Hơn nữa, nếu 5% đó nằm trong bộ phận quan trọng thì sẽ ra sao? Ví dụ đinh ốc dùng để chế tạo hỏa tiễn thuộc 5% hàng lỗi thì sẽ như thế nào?
Câu chuyện không chỉ dừng lại tại “ Haizz, đúng là hàng lỗi…”, cũng không chỉ dừng lại ở chi phí khổng lồ chế tạo bị mất đi mà rất nhiều người phải chết.
Cho nên các sản phẩm “Made in Japan” lại được ưu ái và chiếm thị phần rất lớn trên thế giới.
Đức tính này cũng được thể hiện trong các mặt khác như :
Quan niệm về tuân thủ đúng thời gian của người Nhật: hệ thống tàu điện bên Nhật chạy với thời gian cực kì chính xác, không để hành khách phải chờ không quá 1 phút hay là quan niệm vào sớm trước 5 phút trước thời gian họp đã quy định.
Tương tự như công việc lập trình viên, tạo ra Website mà dù có lệch 1 Pixel cũng không được chấp nhận.
Cả thế giới cho rằng nước Nhật rất “điên”. Đâu nhất thiết phải hoàn hảo như vậy. Nhưng chính nhờ sự cầu toàn đó mà đất nước nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh gây ra vẫn có được địa vị ngày hôm nay.
Không chỉ là về công việc mà đi chơi cũng vậy.
Ví dụ như khi đi Karaoke
Người Việt Nam nghĩ rằng sao cho vui là chính, muốn là người hát đầu tiên, không cần biết “khả năng” âm nhạc của mình tới đâu…
Tuy nhiên, đối với người Nhật, dù không phải là dân chuyên nghiệp nhưng vì cầu toàn họ vẫn cố gắng làm sao phải hát cho hay.
Nếu bạn đang quen người Nhật thì tôi cho rằng việc hiểu được tính cách này của họ là rất quan trọng.
Kengo Abe
Tính cách người Nhật ở mỗi vùng miền?