Những thói quen kì lạ này ở Nhật sẽ khiến bạn “bái phục”

1.“Vây cá mập lịch sự” – Thói quen kỳ lạ của người Nhật

Đây là thói quen kỳ lạ của người Nhật chứng minh họ lịch sự nhất thế giới. Người Nhật khi đi vượt qua mặt của một ai đó hoặc đi qua giữa hai người khác đang nói chuyện sẽ thực hiện một hành động được gọi là “vây các mập lịch sự”.

Hành động này được gọi như vậy bởi họ sẽ đưa một bàn tay ra trước mặt như thể đang cắt qua không khí hay như một chiếc vây các mập lướt trên mặt biển.

“Vây các mập lịch sự” thường đi kèm với lời nói nhỏ “sumimasen” (“xin lỗi”) hoặc một cái gật đầu hay cúi đầu nhẹ.

Đây có lẽ là một trong số những hành động đáng yêu nhất của người Nhật mà sinh viên du học Nhật Bản có thể dễ dàng bắt gặp khi làm việc tại các văn phòng.

2.Cúi đầu liên tục khi nói chuyện điện thoại

Người Nhật luôn cúi đầu liên tục khi nói chuyện điện thoại

 Việc cúi đầu thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn của người Nhật Bản không còn xa lạ gì nhưng thói quen này còn được hình thành ngay cả khi họ đang nói chuyện điện thoại.

Người Nhật thường hay cúi đầu một cách vô thức trong khi nói chuyện điện thoại, mặc dù người ở đầu dây bên kia không thể nhìn thấy cử chỉ đó.

3.Cử chỉ “lại đây” rất giống với “đi đi”

Một trong những thói quen kỳ lạ của người Nhật khiến cho người nước ngoài hiểu lầm chính là hành động vẫy tay để gọi ai đó “lại đây” của họ.

Ở Nhật, việc ngửa lòng bàn tay lên để gọi một ai đó về phía mình được coi là thô lỗ. Do đó, họ thường úp bàn tay xuống và hất các ngón tay về phía mình. Cử chỉ này trông khá giống với cử chỉ “xua đuổi” của người phương Tây.

Bạn hãy nhớ rằng người Nhật rất lịch sự, vì vậy kể cả khi họ muốn đuổi bạn đi, họ cũng sẽ không bao giờ làm như vậy.

4.Mua nhiều đồ lưu niệm để tặng đồng nghiệp – Thói quen kỳ lạ của người Nhật

Tại các công ty Nhật Bản, việc nghỉ phép được coi như một điều gì đó khá nghiêm trọng và rất ít người nghỉ phép nhiều hơn vài ngày để đi nghỉ.

Vì vậy, khi xin nghỉ làm ở cơ quan, levitra online họ thường cảm thấy cần phải mua quà về cho đồng nghiệp như một lời cảm ơn vì đã làm thay cho họ trong những ngày nghỉ đó hoặc đơn giản là chia sẻ một chút niềm vui trong kỳ nghỉ của mình.

*Những lưu ý khi tặng quà người Nhật Bản

Tặng quà là một phần trong văn hoá Nhật Bản. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ.

Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, họ có những lưu ý khi tặng quà người Nhật Bản mà những người lần đầu tiên du lịch hoặc du học không thể biết được.

Hãy cùng tham khảo qua bài viết này để tránh những những rắc rối không cần thiết nhé.

Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm…

Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp.

Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà.

Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc.

Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại. Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.

Khi tặng quà bạn nên nói “có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm”, để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm.

Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.

Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn).

Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ “tử”, nghĩa là “chết” và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ

Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này.

Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.

Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

5.Lịch sự ngay cả khi “tìm chỗ ngồi” trên các phương tiện công cộng

Người Nhật rất lịch sự ngay cả khi họ chen qua một đám đông hay tìm chỗ ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng. Vào các buổi sáng, bạn sẽ bắt gặp thói quen kỳ lạ của người Nhật khi họ đứng xếp hàng trong im lặng để chờ tín hiệu lên tàu.

Không một ai nói lời nào, họ vẫn đứng trong hàng, không hề chen lấn. Họ nhanh chóng lên tàu, tìm cho mình những chỗ ngồi chỉ trong tích tắc nhưng các biểu hiệu trên khuôn mặt gần như không thay đổi.

Họ đều rất nhanh chóng và vội vã nhưng không bao giờ tỏ ra như vậy và cũng không hề gây ra tiếng động lớn nào.

6.“Tự hạ giá” những món quà

Sau khi mua tặng những món quà, người Nhật sẽ đem chúng về nhà hay đến cơ quan để tặng. Họ sẽ nói với người nhận rằng món quàn này “không có gì đặc biệt” như là một hành động tự hạ giá chúng.

Khi tặng quà họ sẽ nói “tsumaranai mono desu kedo” (nghĩa là “không có gì nhiều, nhưng …”) để “giảm kỳ vọng” của người nhận về món quà đó. Đó chỉ là câu nói tỏ ra lịch sự nhưng nếu món quà được tặng phải thú vị lắm thì người tặng sẽ nói với bạn rằng “Chắc chắn bạn sẽ rất thích món quà này!”

7.Xem cho tới hết phần giới thiệu cuối phim ở rạp

Những đóng góp của đoàn làm phim và những người tham gia thực hiện một bộ phim là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên không mấy ai ở lại phòng chiếu xem cho tới hết những dòng chữ chạy trên màn hình. Thế nhưng đây lại là điều bình thường ở Nhật.

Ngoài ra, cũng có những người Nhật không muốn đứng lên đầu tiên hay vì phòng chưa bật đèn nên họ sợ bị ngã. Cho dù với bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì thói quen kỳ lạ của người Nhật này cũng rất thú vị khi mà hơn một trăm người im lặng nhìn dòng chữ trắng chạy trên màn ảnh.

(Nguồn Nhatnguhoamai)

Hãy đoán xem con gái Nhật thích được tặng quà gì?

Món quà bí ẩn đầu năm “Fukubukuro”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: