Nghệ thuật sống của những “Đại gia” Nhật

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất trên thế giới hiện tại đó là khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng ra.

Tại Mỹ cũng như nhiều nền kinh tế phát triển khác, luôn có những khu vui chơi, nghỉ dưỡng dành riêng cho nhà giàu, họ đi siêu xe, xài trực thăng và tự sống tách biệt ra khỏi cộng đồng xung quanh để thể hiện đẳng cấp của một “ đại gia”.

Thế nhưng, hầu hết gười giàu ở Nhật Bản lại không thích phô trương sự giàu có, họ không tiêu tiền vào những siêu xe, biệt thự…và luôn biết cách ” ngụy trang ” trong đám đông để không ai có thể nhận ra được sự khác biệt, vì người Nhật rất sợ bị cô lập so với phần còn lại trong xã hội, nên họ luôn cố gắng hoà đồng một cách bình dị nhất có thể.

Vậy có bao nhiêu tiền thì được coi là siêu giàu ở Nhật?

Theo tác giả cuốn sách “The New Rich”, ông Atsushi Miura, một người sẽ được coi là giàu nếu thu nhập của người đó mỗi năm đạt trên 30 triệu yên (khoảng 6 tỉ đồng), và phải sở hữu khối tài sản ít nhất 100 triệu yên (khoảng 20 tỉ đồng). Hiện tại có khoảng 1,3 triệu người Nhật (tương đương 1% dân số ) có đủ điều kiện như trên.

Không thích thể hiện

Có một điều khác biệt giữa đại gia Nhật và các đại gia khác trên thế giới đó là, họ không thích xây dựng những biệt thự hoành tráng để cho mọi người biết rằng mình giàu, không tạo những scandal để mọi người chú ý… mà họ thường thích những tài sản có giá trị ”vô hình”.

Chẳng hạn như họ thích sưu tập các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, đi nghe hòa nhạc hơn là mua sắm xe ô tô thể thao sang trọng hoặc mua sắm đồ trang sức đắt tiền. Họ đi du lịch nhiều nơi và thường thuê riêng những du thuyền sang trọng để đảm bảo sự riêng tư của cá nhân.

Xem trọng lợi ích chung

Một vấn đề mà chúng ta có thể thấy rõ nhất trong cuộc sống hàng ngày của người giàu Nhật đó là, , họ không bao giờ có suy nghĩ sẽ phí tiền quá mức cho các bữa ăn đắt đỏ. Họ tiết kiệm của chung, của công trước và tự nhiên tiết kiệm được cho bản thân.

Ví dụ : nếu có ăn buffet, họ cũng ăn vừa phải, không phung phí, đó là tiết kiệm cho người khác (tiết kiệm cho cửa hàng, công ty,…) và nhờ đó tiết kiệm luôn cho cả bản thân (theo thói quen đó, nhà hàng bắt buộc phải cho giá buffet rẻ thì khách mới tới, nên việc đi ăn buffet không tốn kém nhiều như mình nghĩ,…).

Đó chính là một mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, nhưng chỉ những con người có ý thức cộng đồng cao như Nhật Bản thì mới áp dụng được, vì mọi người trong xã hội đều đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích của bản thân.

Đầu tư cho con cái


Giới nhà giàu ở Nhật rất chú trọng việc đầu tư cho con cái, dạy chúng cách làm giàu, cách tiêu tiền thay vì cho chúng tiền, họ không hướng cho con lối suy nghĩ sống hưởng thụ nhờ khối tài sản thừa kế mà cha mẹ để lại, mà buộc chúng phải tự lao động, suy nhĩ và làm giàu bằng chính đôi bàn tay và đứng trên đôi chân của chính mình.

Các bậc cha mẹ ở Nhật luôn tạo cho con mình một môi trường giáo dục tốt nhất, họ dạy trẻ cách sống tự lập và làm gương cho chúng học tập noi theo, sau đó chúng sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu và tự lập ra kế hoạch cho riêng bản thân.

Theo một cuộc khảo sát, có tới 24% con cái của người giàu đã học được kinh nghiệm đầu tư từ các bậc cha mẹ, trong đó 52% có đầu tư riêng do chính bản thân gây dựng.

Tinh thần yêu nước

Người Nhật có lòng yêu nước rất cao, điều đó được chứng minh qua việc họ thích và ưu tiên dùng hàng nội địa, cũng như các chuyến du lịch trong nước. Đối với họ, việc tiêu tiền cũng thể hiện trách nhiệm của một công dân.

Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua rượu Nhật siêu đắt chứ không chi cho các loại rượu ngoại, họ không mấy hứng thú với nghệ thuật phương Tây, và chủ yếu chỉ trưng bày các tác phẩm văn hoá truyền thống đất nước mình.

Cũng vì vậy mà những tác phẩm của đất nước Mặt trời mọc, luôn được các quốc gia khác trên thế giới đánh giá cao cũng như tìm kiếm sưu tầm.

Những điều trên cho chúng ta thấy được rằng, vì sao Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề của chiến tranh, nhưng hiện tại lại là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

Nhìn vào quốc gia này chúng ta có thể thấy được rằng, bất kể ai cũng có thể thành công, quan trọng là họ có chịu cố gắng hay không thôi.

“Kiếm tiền là một bài toán kinh doanh, tiêu tiền là một cách sống nghệ thuật”!

Hải Âu

Sự bình dị đáng ngờ của đại gia Nhật

Bài học về “lòng tự trọng” từ một người Nhật vô gia cư

Ở đất nước giàu có như Nhật Bản, có những đứa trẻ nhịn ăn nhịn mặc để được dùng iPhone

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: