Từ văn hóa xe buýt Việt – Nhật, người Việt hãy cảnh tỉnh!

Phương tiện công cộng quen thuộc của nhiều người dân Việt Nam, nhất là sinh viên chính là những tuyến xe buýt “huyền thoại”. Chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn trải nghiệm “chuyến xe tử thần” vào những giờ cao điểm.

Tuy nhiên sẽ rất thú vị nếu bạn biết được sự khác nhau giữa văn hóa xe buýt ở Việt Nam và các nước khác, điển hình là Nhật Bản.

1. Ghế ngồi

  • Nhật Bản: Chỉ có khoảng 10 ghế ưu tiên dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người tàn tật còn lại khoảng trống cho mọi người đứng.
  • Việt Nam: Tùy vào loại xe, có loại 48 ghế hoặc 52 ghế. Luôn có biển thông báo “ghế ưu tiên dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già”. Những người còn lại đứng ngay chính giữa xe hoặc gần cửa ra vào.

2. Thời gian hoạt động

  • Nhật Bản: Hoạt động từ 6h-22h. Hành khách chỉ cần đứng chờ ở trạm xe buýt, đúng giờ xe sẽ đến đón khách, thời gian có thể nói là chính xác đến từng phút.
  • Việt Nam: Hoạt động từ 5h-9h. Các tuyến chạy không đều nhau, có người phải đợi đến 30p để bắt xe và thậm chí là tài xế chạy qua luôn không đón khách.

3. Giá vé

  • Nhật Bản: Giá vé khá đắt, cứ qua một tuyến thì sẽ cộng dồn thêm 1 vé chứ không cố định.
  • Việt Nam: Đồng giá 5000 -6000 vnđ, đối với sinh viên thì 2000 vnđ cho tất cả các chuyến xe. Đi 5km hay 20km giá tiền vẫn không đổi.

Tuy nhiên so với thu nhập của người Nhật thì giá vé đắt hơn cũng không hẳn là khách hàng “chịu lỗ” hơn so với Việt Nam, ngoài phong cách phục vụ tận tình và thời gian chạy xe chính xác còn mang lại nhiều lợi ích hơn.

4. Cách thanh toán

  • Nhật Bản:

+ Tiền mặt: Khi lên xe, ngay cửa xe sẽ có một bảng điện tử phát danh sách số trạm.

Ví dụ như bạn lên xe ở trạm số 3, thì rút thẻ trạm số 3 và giữ thẻ, khi muốn xuống trạm nào thì bạn hãy nhìn lên tấm bảng trên đầu tài xế xem số tiền bạn phải trả nếu đi từ trạm 3 là bao nhiêu, sau đó bấm chuông, trước khi xuống xe bạn phải bỏ tiền và vé trạm vào máy tự động bên hông của tài xế.

Lưu ý: Ở Nhật không đưa lại tiền thừa nên nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt thì phải đổi tiền lẻ trước.

+ ID card (mua ở trạm bán thẻ đi xe): Đây là hình thức thanh toán trả trước, chi phí phải trả là 500 yen và trong tài khoản ít nhất phải có từ 1500 – 2000 yen. Ở Nhật thường sử dụng thẻ Suica và thẻ Pasmo, khi không sử dụng nữa thì trung tâm thẻ sẽ trả lại bạn 500 yen.

Khi lên xe, gặp 1 cái máy có tín hiệu nhấp nháy báo hãy cho thẻ ID vào. Khi bạn rà thẻ, máy sẽ báo số dư còn lại trong thẻ và đến trạm thì tới cửa trước, quẹt thẻ ngay máy báo nhấp nháy là hệ thống sẽ tự trừ tiền cho bạn.

Cách nạp tiền vào thẻ tham khảo đường links sau: https://vn.japo.news/contents/hang-hoa/tieu-dung/21804.html

  • Việt Nam: Nhân viên bán vé thu tiền lẻ trực tiếp.

5. Phong cách phục vụ

  • Nhật Bản: Tự mua vé và theo dõi trạm xuống xe.
  • Việt Nam: Nhân viên bán vé cho bạn và báo trạm.

6. Văn hóa khi đón xe buýt

  • Nhật Bản: Người Nhật họ có thói quen xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy, vì vậy người tàn tật, trẻ em, phụ nữ hay được ưu tiên lên xe trước. Nếu có lỡ va chạm phải người khác họ không quên nói lời xin lỗi (Sumimasen). Còn tài xế xe buýt thì chờ mọi người lên hết rồi mới bắt đầu chạy.

  • Việt Nam: Chắc có lẽ một phần vì tài xế xe buýt ở nước ta hay “hối” hành khách lên xe nhanh nên nhiều người hay chen lấn, xô đẩy, dù người ở phía trên chưa bước xuống xe, đây là một điều người nước ngoài đánh giá thấp ở người Việt, thậm chí có một trường hợp người khuyết tật bị từ chối đi xe buýt ở Hội An- Đà Nẵng vừa qua đã gây ra nhiều tranh cãi.

7. Văn hóa khi đi xe buýt

  • Nhật Bản: Giữ im lặng nơi công cộng luôn là nét văn hóa đáng được thế giới học hỏi, không có bất kỳ tiếng động ầm ĩ hay một người nào nói lớn tiếng trên xe buýt, họ thường nghe nhạc (nghe tai phone), đọc sách hay bấm điện thoại…
  • Việt Nam: Mọi người nói chuyện khá cởi mở với nhau, bác tài mở nhạc “linh đình”, có những người chưa quen biết nhau nhưng cũng có thể bắt chuyện, hoặc có thể xảy ra những cuộc tranh cãi “nhỏ”.

8.  Nhường ghế

  • Nhật Bản: Ít có chuyện nhường ghế xảy ra, vì đa phần ghế chỉ dành cho những đối tượng kể trên mục 1, còn những người đàn ông hoặc phụ nữ cũng không dám ngồi cạnh một người xa lạ khác giới vì vậy họ thà đứng còn hơn.

Đa số người già được ngồi ghế tại Nhật

  • Việt Nam: Khi có người già lên xe, một phần thanh niên đứng dậy nhường ghế, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dù được tiếp viên yêu cầu vẫn giả vờ không nghe thấy, thậm chí còn xảy ra những cuộc cãi nhau, nặng hơn là đánh nhau.

Anh thanh niên cứng “siêu vòng 2” đang ngồi thản nhiên

Sau khi đọc xong những điều so sánh ở trên bạn sẽ nhận định rằng đây là một “sự so sánh khập khiễng” hoặc “lấy trứng chọi với đá”. Nhưng tôi đã tự chuẩn bị cho mình khả năng tiếp nhận những lời “cay đắng”, phản bác, chỉ vì một mong muốn chính là đất nước chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, đối với một người thường xuyên, phải nói là liên tục sử dụng xe buýt khi còn là sinh viên đại học, tôi không thể phủ nhận rằng văn hóa xe buýt ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhất là nạn móc túi, cướp giựt và đánh nhau.

Có lần tôi nhìn thấy một Anh nhân viên và bác tài xế xích mích với một người say rượu hay một cặp thanh niên nọ. Anh nhân viên luôn thủ sẵn phía dưới gầm xe một thanh sắc to tướng, mỗi khi có người tạt ngang đầu xe hay cãi vã, là anh ta lại lấy vũ khí ra hăm dọa, điều đó làm mọi người vô cùng hoảng sợ.

Ảnh minh họa

Rồi khi qua Nhật một thời gian, tôi mới nhận ra một điều rằng người Việt mình còn nhiều điều nên học hỏi, một số người Nhật còn nói rằng khi họ qua Việt Nam mới thấy được “người Việt làm gì cũng chậm, chỉ có lên xe bus là nhanh kinh khủng”. Nếu suy nghĩ thấu đáo, bỏ qua cái tự tôn bản thân, chấp nhận những khuyết điểm và sửa chữa nó, thì bộ mặt đất nước sẽ được cải thiện phần nào.

Tuy nhiên gần đây các thành phố lớn đang tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh các tuyến xe buýt nhanh, chất lượng cao phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bộ mặt xã hội cũng phần nào được thay đổi, nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Vì vậy, nếu bạn là một người tốt và chắc chắn rằng bạn chưa một lần nào có những hành động sai trái kể trên, thì mọi người sẽ cảm ơn bạn rất nhiều, dù không biết rõ bạn là ai, tuy nhiên bạn đáng được ca ngợi như thế.

Còn nếu có lần “lầm lỡ”  và nói chuyện lớn tiếng hay chưa chen lấn, xô đẩy hoặc không nhường ghế cho người già, thì hãy tự mình nhận ra điều sai trái và đừng lặp lại hành động ấy một lần nữa, chúng ta hãy cùng trở thành những người có văn hóa và được cả thế giới công nhận là một đất nước phát triển nhé.

Chisai Yuki

4 hành vi tham gia tàu điện mà người Nhật rất ghét

Tàu điện và những điều cần biết

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: