Ai bảo người Nhật trung thực, không biết nói dối là gì?

Bạn luôn nghĩ rằng Nhật Bản là một dân tộc thật thà, trung thực. Sự thật có thể sẽ làm bạn bất ngờ đấy.

Theo Japan Today, trong một khảo sát về mức độ thường xuyên nói dối ở 39 quốc gia, kết quả cho thấy Nhật Bản xếp thứ 4.

Vậy người Nhật sẽ nói dối trong những tình huống nào?

Trong tiếng Nhật có hai câu nghe có vẻ đối lập nhau. Câu đầu tiên là “Usotsuki wa dorobou no hajimari (ウソつきは泥棒の始まり)”.

Đây là câu nói thường được bố mẹ người Nhật dùng để dạy dỗ con cái của mình. Câu này ý nói là nếu còn bé mà suốt ngày nói dối thì khi lớn lên chỉ có thể trở thành kẻ trộm hoặc người xấu mà thôi.

Câu thứ hai là “Uso mo houben (ウソも方便)” (nói dối cũng là một phương tiện).

Đôi khi để cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, bạn nên nói dối. Bất kì ai cũng đã từng sử dụng những câu nói dối vô hại vì nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ bác sĩ nói dối bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ, nói dối để viện cớ từ chối một lời mời mà bạn không có hứng thú,… Tuy nhiên ở Nhật, những câu nói dối vô hại trở thành một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của con người nơi đây.

Về mặt văn hóa, tại đây bạn sẽ gặp hai khái niệm phổ biến tại Nhật. Đầu tiên là Honne (本音) có nghĩa là thật tâm, là những gì bạn thực sự suy nghĩ cảm nhận. Trái ngược với Honne là Tatemae (建前) nghĩa là ngoài mặt, khách sáo (nói theo ý đối phương muốn nghe, không thật lòng lắm).

Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, mời bạn theo dõi đoạn Video sau:

Người Nhật có xu hướng giấu đi Honne của mình, thay vào đó họ thường nói những lời khách sáo, ngoài mặt, đặc biệt trong các mối quan hệ người trên người dưới. Nhật Bản là một quốc gia chú trọng về lễ nghi, mỗi người dân bắt buộc phải phân biệt rõ ràng giữa con người cá nhân và con người xã hội.

Bạn có quyền giữ suy nghĩ của mình, nhưng những gì bạn bộc lộ ra bên ngoài phải đặt trong tương quan với những người xung quanh. Nếu một câu nói từ trong thâm tâm của bạn, nhưng lại có khả năng làm tổn thương người khác, tốt nhất bạn không nên nói ra.

Trên cương vị con người xã hội, người Nhật không thích nói thẳng ý kiến cá nhân của mình

Đây là lúc những lời nói dối thể hiện sức mạnh của chúng.

Sau đây, mình xin đưa ra một số biểu hiện cụ thể của Honne và Tatemae trong giao tiếp hằng ngày.

Khi bạn đến thăm nhà một người Nhật, lúc ra về họ sẽ nói với bạn một câu như sau:


今度は家にいつでも遊びに来てください。(Kondo wa Uchi ni Itsudemo Asobini Kite Kudasai) – Lần tới hãy đến chơi nhà chúng tôi nữa nhé.

Theo bạn đây là câu nói thật lòng hay chỉ là một lời mời khách sáo?

Nếu như lần tới nữa bạn hào hứng đến thăm nhà họ vì đã được mời mọc quá nhiệt tình, có thể họ sẽ có một lý do nào để từ chối bạn đấy. Trong câu trên “Kondo” (lần tới) là một từ rất mơ hồ, không chỉ rõ thời gian cụ thể. Lần tới là lần nào? Rõ ràng đây chỉ là một lời mời thể hiện phép lịch sự của chủ nhà mà thôi.

Bạn có đoán ra được câu nói thể hiện rõ ràng nhất sự khách sáo của người Nhật? Bất kì ai đã từng đi Nhật chắc cũng đã từng biết qua câu này. Đó là:

結構です(Kekkou desu) nghĩa đen là không tồi, cũng được, khá, tốt. Nghe có vẻ như một lời đồng ý nhưng nó lại hàm ý là “Không, cảm ơn”.

Thêm một từ rất phổ biến nữa đó là ちょっと(Chotto) nghĩa là một chút, một ít. Khi bạn nhờ vả một người Nhật mà nhận lại câu trả lời như vậy, bạn nên từ bỏ ý định ban đầu. Thay vì thẳng thừng nói không, họ chỉ đưa ra cho bạn một câu trả lời mơ hồ và để bạn tự hiểu ẩn ý bên trong.

Nếu nói thẳng ra, rõ ràng người Nhật đang nói dối hoặc cố không đề cập đến vấn đề được bàn đến. Trên quan điểm một người nước ngoài, có thể bạn sẽ thấy phiền phức và khó chịu, thậm chí cho rằng người Nhật hai mặt giả tạo, nhưng nếu xét cho kĩ, trong những lời nói dối thật ra đã ẩn ý thể hiện những gì họ suy nghĩ bên trong.

Đến cả nói dối mà cũng thật thà – đó là một phong cách rất Nhật Bản.

Để đọc được ý nghĩa đằng sau “những lời nói dối vô hại” của người Nhật, bạn cần phải có quá trình luyện tập. Cách hiệu quả nhất chính là nhìn vào khuôn mặt của người nói.

Đến cả người Nhật cũng nhiều lần cảm thấy bối rối trước vấn đề này. Có hẳn một thuật ngữ giành cho những người như thế, gọi là K.Y (空気を読めない- Kuuki wo yomenai – không đọc được không khí, có nghĩa là những người không thể nắm bắt được ẩn ý của người khác).

“Nói dối vô hại” trở thành một xu hướng tinh tế trong giới trẻ

Ngày nay, cách nói mơ hồ này đang dần trở thành xu hướng trong cách nhắn tin của giới trẻ Nhật Bản. Thay vì sử dụng biểu tượng cảm xúc hoặc nhận xét trực tiếp vào vấn đề, họ có một cách nói rất thú vị khiến ai đọc vào cũng cảm thấy “hoang mang lạc lối”.

Thay vì dùng tính từ thông thường, giới trẻ sẽ thêm “mi” vào để biến tính từ ấy thành danh từ, thỉnh thoảng họ thêm cụm từ “ga aru” vào. Nhờ vậy câu nói nghe có vẻ ít cụ thể và mơ hồ hơn nhiều.

Ví dụ

Ureshii (うれしい) –> Ureshimi ga aru (うれしみがある) : Tôi rất vui –> Cũng khá vui

Ikitai (行きたい) –> Ikitami ga aru (行きたみがある): Tôi muốn đi –> Tôi cũng muốn đi

Rõ ràng giữa vế sau và vế đầu có sự khác biệt về mặt ý nghĩa. Trong khi vế đầu thể hiện rất rõ ràng ý của người nói, vế sau rất có thể ẩn chứa một ý phủ định.

“Cũng khá vui” cũng có nghĩa là chẳng vui chút nào

“Tôi cũng muốn đi” có khi lại mang ý nghĩa là Tôi không đi đâu

Câu trên có nghĩa là “Nếu là ở ký túc xá tôi sẽ rất biết ơn về bữa ăn, thế nhưng chất lượng căn phòng lại tệ quá nên cũng khá mệt”. Có thể ý người viết muốn nhấn mạnh là vì chất lượng căn phòng tệ quá nên tôi chẳng cảm thấy ngon miệng chút nào.

Đôi khi cách nói này không có nghĩa phàn nàn mà để che giấu cảm xúc thực sự bên trong của người Nhật. Ví dụ

“Tôi rất biết ơn về buổi Solo concert của Kashiwagi san. Tôi cảm thấy rất tuyệt vời”

Bằng cách nói này, tuy cảm thấy rất phấn khích, người viết vẫn có thể bộc lộ một thái độ vừa phải với buổi hòa nhạc của thần tượng.

Kết luận

Bạn có cảm thấy người Nhật thật phiền phức không? Gọi là nói dối nhưng những lời nói dối không có ý làm hại ai, cũng không ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên điều này mang đến rất nhiều hiểu lầm và những giây phút bối rối, nhất là đối với người nước ngoài, lần đầu tiên tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản.

Có bao giờ bạn rơi vào những khoảnh khắc bối rối, không biết có nên tin vào những lời người Nhật nói?

Sachiko

Văn hoá không nói không và đọc không khí của người Nhật

Đọc không khí?

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: