Kỳ thị người đồng tính, “đắng lòng” thay vị khách “đáng kính” đã nhận được cái kết bất ngờ
Các cửa hàng Nhật Bản “nổi tiếng” luôn đặt khách lên hàng đầu và chiều lòng khách hàng hơn bất cứ đâu trên thế giới. Vì vậy các nhà kinh doanh thường tổ chức các buổi khảo sát lấy ý kiến để cải thiện tình hình phục vụ, một lòng vì khách hàng.
Ở Nhật cũng có một câu tục ngữ giống hệt Việt Nam đó là: “Khách hàng là Thượng Đế”. Ý nghĩa của câu này là trong bất cứ trường hợp nào, khách hàng cũng luôn được ưu tiên, trân trọng khách hàng hơn bao giờ hết.
Đây cũng chính là phương châm làm nên thương hiệu dịch vụ “đỉnh của đỉnh” nổi tiếng toàn thế giới.Tuy nhiên, có những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra, nhất là tình huống than phiền của những vị khách khó tính. Lúc đó người Nhật sẽ giải quyết ra sao?
Không hề làm lơ, sự đáp lại “đầy thuyết phục” của một cửa hàng đã làm cả cộng đồng mạng xôn xao và thán phục.
Đó là câu chuyện như thế nào, hãy cũng Japo tìm hiểu xem nhé!
<Một ngày nọ, có một người khách than phiền với cửa hàng>
Gần đây, tôi rất hay đến của hàng mua đồ. Giá vừa rẻ, chất lượng lại tốt, rất hợp ý tôi. Thế nhưng, hôm qua khi tôi đến. tôi đã bắt gặp một cảnh tượng làm tôi thấy khó chịu. Đó là lúc ở bãi đỗ xe của cửa hàng ở tầng 1, tôi thấy hai chàng trai bước ra từ xe hơi nằm tay nhau tình cảm. Chắc hẳn là mấy đứa đồng tính rồi phải không? Biết là dạo này càng ngày càng nhiều, nhưng mà tôi không thể không cảm thấy khó chịu. Đề nghị cửa hàng nên có biên pháp ngăn chặn những “đối tượng” như vậy. Những người như thế nên ở những nơi kín đáo như nhà riêng chứ không nên công khai ngoài đường như vậy. Nếu không có cách giải quyết, lần sau còn gặp cảnh này nữa thì tôi nhất định không bao giờ đến cửa hàng nữa.
Người khách gửi lời than phiền đến cửa hàng, đồng thời đăng lên mạng xã hội.
<Cách xử lý của cửa hàng>
Chúng tôi xin được kết luận rằng: “Tốt hơn quý khách đừng đến cửa hàng của chúng tôi nữa”.
Công ty chúng tôi xem tất cả mọi người đến với của hàng là khách hàng và được đối xử công bằng, bất kể nghề nghiệp, giàu nghèo hay người đồng tính. Quý khách đến với cửa hàng chúng tôi là niềm vinh hạnh to lớn. Tuy nhiên không phải chỉ mình quý khách là Thượng Đế. Tất cả mọi người đến với cửa hàng, chúng tôi đều trân trọng và phục vụ hết mình.
Tuy nhiên, đối với những người sỉ nhục người khác như vậy, xin thứ lỗi, nhưng công ty chúng tôi không thể tiếp đón. Mong quý khách đừng quay lại cửa hàng lần nữa.
Thêm nữa, công ty chúng tôi cũng có rất nhiều nhân viên LGBT đang làm việc. Thế nhưng, chẳng có đồng nghiệp nào nói cảm thấy khó chịu hay muốn nghỉ việc vì nhìn thấy những nhân viên này cả. Tất nhiên, chúng tôi không có ý phủ nhận cách suy nghĩ cũng như cảm xúc của quý khách, thế nhưng xin hãy dừng những hành vi chà đạp không thương tiếc lên cách sống của những người đồng tính. Chúng tôi chỉ cầu xin điều như vậy.
Thật là lối đối đáp đáng ngạc nhiên.
So với Việt Nam, việc đối xử với người đồng tính ở Nhật còn rất khắt khe, lạnh nhạt và thậm chí không được nhìn nhận như một giới tính.
Tuy nhiên, người đồng tính, họ không làm phiền đến bất kỳ ai, cũng không làm điều xẩu. Vậy nên, mong sao xã hội Nhật mau chóng chấp nhận để những người họ có thể sinh sống thoải mái và không bị kỳ thị.
Đối với những lời than phiền như vậy, một số cửa hàng sẽ làm lơ, không mấy nơi có thể dũng cảm nói lên ý kiến dễ gây “chiến tranh” với khách hàng như vậy. Thật là hết sức cảm phục.
Sau chuyện này, mong rằng những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Nhật cũng có thể học hỏi, không phải Thượng Đế là có thể hành xử quá đáng được.
Kengo Abe