Chính phủ Nhật ngăn cấm thức ăn đường phố – dự báo về sự biến mất của một nền văn hóa

Cứ mỗi khi hoàng hôn buông xuống, những tiệm ăn đường phố sẽ lên đèn, đi kèm với hình ảnh người đầu bếp mặc tạp dề và đội chiếc mũ trắng. Những xe đồ ăn nghi ngút khói thoát ra từ chảo dầu nóng hổi và mùi bia thoảng trong không khí làm thành một nét đặc trưng độc đáo. Những cửa hàng ăn di động ấy gọi là 屋台 (Yatai).

Fukuoka được biết đến như nơi tập trung nhiều Yatai nhất nước Nhật (khoảng 40% Yatai nằm ở địa phương này). Các Yatai tập trung ven bờ sông và có lịch sử lâu đời trên 100 năm.

Thời gian gần đây, số lượng các Yatai đang giảm dần. Thay vì hiểu theo nghĩa một cửa hàng ăn di động mở cửa và đóng cửa vào thời gian cố định trong ngày, người Nhật có xu hướng xem Yatai là những rạp dựng bán thức ăn tại các lễ hội văn hóa. Chỉ có ở Fukuoka, Yatai mới về đúng bản chất của nó.

Tuy nhiên, ngay cả tại nơi đây, văn hóa Yatai cũng đang bị phai mờ. Vào đầu những năm 1960, số lượng Yatai là 400 quầy thì nay chỉ còn lại 121 quầy.

Vì sao những quầy hàng Yatai lại biến mất như vậy?

Các bạn có biết những món ăn phổ biến được bán tại các Yatai này là Sushi, Soba, Yakitori và Tempura. Rất nhiều trong số đó phải sử dụng lửa để nấu nướng. Điều này gây ra mối lo ngại về an toàn cháy nổ. Ngoài ra, có rất nhiều phàn nàn về tiếng ồn, chủ yếu từ phía thực khách. Không những thế, họ còn đổ nước mì dư và các loại thức ăn thừa khác ngay trên đường phố gây bốc mùi và ảnh hưởng môi trường.

Như các bạn cũng biết, những người đến với các Yatai này không chỉ có người Nhật mà còn rất nhiều khách du lịch tứ phương.

Bên cạnh đó việc tập trung đông đúc Yatai trên đường phố gây ách tắc giao thông. Đặc biệt tại vùng Nagahama, thành phố cảng tấp nập với những con đường hẹp, sự có mặt của các Yatai khiến việc đi lại của dân địa phương gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, tại thời điểm những vấn đề của Yatai bắt đầu lộ diện, Yatai đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, quá phổ biến đến mức không thể cấm được.

Tại thế vận hội Olympic năm 1984, có rất nhiều sự kiện đã làm thay đổi nước Nhật, một trong những thay đổi đó là vai trò của Yatai. Trong thời gian xảy ra thế vận hội, Yatai được xem như mối hiểm họa về an toàn thực phẩm, đó là lúc Chính phủ Nhật phải cứng rắn hơn với những cửa hàng này.

Một điều Luật được thông qua vào năm 1995 quy định rằng không được cấp giấy phép cho bất kỳ cửa hàng Yatai mới thành lập nào. Bên cạnh đó, những cửa hàng Yatai lâu đời theo kiểu cha truyền con nối vẫn được phép hoạt động. Ngoài ra, quy định còn chỉ ra rằng người dân không được phép kinh doanh Yatai theo kiểu Part –time. Có nghĩa là một khi bạn quyết định tiếp tục con đường này, đây chính là nguồn thu nhập hợp pháp duy nhất.

Điều luật tỏ ra hiệu quả khi có rất bạn trẻ Nhật Bản không muốn tiếp tục con đường của gia đình, dẫn đến mỗi năm có từ 10 đến 20 Yatai đóng cửa vĩnh viễn.

Một số người tự hỏi liệu các cửa hàng này sẽ biến mất hoàn toàn vào lúc diễn ra thế vận hội Olympic 2020?

Tuy nhiên, những Yatai này đã trở thành một trong những biểu tượng của Nhật Bản, đặc biệt ở Fukuoka. Thậm chí truyền thông và báo giới vẫn chấp nhận các cửa hàng này bằng cách đưa những thông tin tích cực về nó. Trên Internet cũng nổ ra rất nhiều tranh cãi về việc giữ lại hay loại bỏ văn hóa quán ăn vỉa hè. Đa phần mọi người chấp nhận rằng thay vì xóa sổ Yatai, tại sao không tìm cách giải quyết những vấn đề nó gây ra bằng một giải pháp thân thiện với môi trường.

Có lẽ không chỉ khách nước ngoài mà cả người dân Nhật Bản cũng muốn duy trì những cửa hàng di động này. Vì thế, các bạn khi ăn uống tại các Yatai hãy nhớ giữ gìn vệ sinh nhé.

Ở Việt Nam cũng đang có những hành động dẹp bỏ quán ăn vỉa hè nhỉ? Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?

Sachiko

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: