Người Việt Nam quẫy tới bến, người Nhật khóc lóc đầm đìa trong lễ cưới

Nếu có bạn là người Nhật, rất có thể bạn đã từng có cơ hội được tham dự một đám cưới kiểu Nhật.

Nếu là chủ buổi tiệc cưới, không có gì đáng lo vì sẽ có dịch vụ hướng dẫn từ đầu đến đuôi. Thế nhưng về phía những vị khách, nếu là lần đầu tiên, rất có thể bạn sẽ gặp phải rất nhiều quy tắc và phong tục lạ dễ khiến bạn bối rối.

Dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số quy tắc khi tham dự đám cưới của người Nhật, để có thể tránh những tình huống xấu hổ có thể xảy ra.

Trả lời thiệp cưới

Trước đám cưới, bạn sẽ nhận được một tấm thiệp mời. Nhưng khác với Việt Nam, người ta sẽ gửi thiệp mời trước 1 tháng. Sau khi nhận thiệp, bạn sẽ xác nhận thời gian, địa điểm tổ chức đám cưới, quyết định có tham dự hay không, sau đó liên lạc trực tiếp với chủ tiệc để thông báo.

Tại đám cưới, người ta sẽ dựa vào việc trả lời thiệp mời của bạn mà sắp xếp chỗ ngồi, suất ăn. Vì thế vui lòng trả lời sớm. Đặc biệt, việc không trả lời thiệp cưới được xem là một hành vi bất lịch sự và thiếu tôn trọng người khác.

Trang phục

Trang phục tham dự đám cưới của đàn ông thông thường là sơ mi, vét, giày da, cà vạt. Màu cà vạt được quy định là màu trắng, nhưng nếu trắng ngà cũng không thành vấn đề.

Tại nơi bán trang phục Tây, bạn nên hỏi người bán hàng xem bộ quần áo của bạn có phù hợp để tham dự lễ cưới hay không. Ngoài ra người ta cũng thường để lộ một phần khăn tay màu trắng ở túi áo phía trước.

Tham dự lễ cưới

Lễ cưới của người Nhật được chia làm 3 phần.

Đầu tiên là lễ cưới.

Đám cưới ở Nhật có thể được tổ chức theo kiểu Phật giáo và Thiên chúa giáo nhưng phổ biến hiện nay vẫn là kiểu cưới theo Thần đạo (Thề nguyền đính ước trước thần linh).  Đây là bữa tiệc chỉ gia quyến và những người thân thích mới được đến dự.

Tiếp theo là tiệc tuyên bố

Đây chính là phần quan trọng nhất trong lễ cưới. Tại buổi tiệc này, cô dâu chú rể có thể mời bạn bè thân thiết, càng đông càng vui để chúc phúc cho đôi uyên ương.

Cuối cùng là Đi tăng hai

Đây là phần chỉ giành cho những người trẻ tuổi. Tiệc tuyên bố thường được kéo dài tới tối, phần sau đó giành cho những người còn sung sức, hay còn gọi là “tăng hai”. Những người tham gia chủ yếu là người quen của cô dâu chú rể.

Tiền mừng

Tiền mừng cưới được cho vào một phong bì đặc biệt còn gọi là Shuugi (祝儀). Bạn có thể mua những chiếc thiệp như thế này tại các cửa hàng tiện lợi, cho tiền vào trong, đề tên ở ngoài rồi đi đến lễ cưới.

Chú ý, đừng mua những thiệp có màu đen và trắng, chúng chỉ được dùng trong tang lễ. Lỗi như thế rất lớn và bạn sẽ bị đánh giá là cực kì thất lễ.

Nhân tiện, tiền mừng thông thường khoảng 30.000 yên (khoảng 6 triệu VND ) là hợp lý. Không phải quá nhiều hay sao?

Vì lễ cưới ở Nhật được tổ chức rất tốn kém, không chỉ giành cho lễ cưới mà còn có khoản tiền để mua quà cho mỗi vị khách, do đó số tiền bỏ ra này là tương ứng.

Ngoài ra nếu bạn chỉ đưa tiền mà không cho vào thiệp giấy cũng sẽ bị đánh giá không tốt.

Lúc vào hội trường cưới, bạn đưa thiệp chứa tiền mừng, sau đó xưng tên. Đem thiệp mời theo sẽ giúp phía tổ chức kiểm tra nhanh hơn. Sau đó, bạn sẽ được người ta hướng dẫn đến chỗ ngồi của mình.

Vì ở đám cưới Nhật, gia đình có chuẩn bị chỗ ngồi cho từng người, vậy nên bạn vui lòng đừng đứng dậy, hoặc đi lại, hãy ngồi và thưởng thức tiệc cưới.

Giao tiếp trong bữa tiệc

Tại bữa tiệc, có rất nhiều người quen của cả cô dâu và chú rể, bao gồm cả nam lẫn nữ. Rất có thể những người này quen biết nhau, nhưng cũng có thể bạn sẽ gặp toàn người lạ. Do đó bằng việc giới thiệu lẫn nhau, phía hai bên gia đình có thể biết mặt và làm quen, từ đó dễ dàng trong việc xưng hô và cư xử hơn.

Ở Việt Nam có rất nhiều ca sĩ chuyên nghiệp hát mở màn, tuy nhiên việc này không xuất hiện trong đám cưới ở Nhật. Những ca sĩ chủ yếu là người quen của cô dâu chú rể.

Tại bữa tiệc, bạn có thể hát góp vui, trò chuyện về đối tượng kết hôn lý tưởng, thậm chí làm ảo thuật cũng không thành vấn đề.

Thế nhưng đừng nói những chuyện khiến cô dâu chú rể phật ý, ví dụ nhắc đến tên người yêu cũ của một trong hai người trong bài phát biểu chúc phúc của bạn.

Đám cưới ngập trong nước mắt

Trong tiệc cưới ở Nhật có rất nhiều khoảnh khắc khiến tất cả mọi người đều xúc động. Đó là những lúc cô dâu đọc thư cảm ơn đến bố mình, hoặc khi cô dâu chú rể nhắc về những câu chuyện thời thơ ấu.

Khác với người Việt Nam thích “quẫy” tới bến trong những bữa tiệc cưới, người Nhật lại thích khóc lóc hơn. Cứ mỗi lần đến dự đám cưới là tôi lại phải chảy nước mắt vui mừng cho hạnh phúc của cô dâu chú rể.

Đừng quên nhận quà đáp lễ 

Như đã nói ở trên, tại đám cưới ở Nhật, người ta sẽ chuẩn bị quà đáp lễ cho mỗi vị khách đến tham dự. Đó là tấm lòng của cô dâu chú rể khi nghĩ đến những người đã bỏ thời gian đến chung vui cùng họ, thế nên bạn đừng quên mang về nhé.

Ngày trước họ thường chọn những mẫu quà có sẵn, thế nhưng gần đây người Nhật thích đích thân chọn quà đáp lễ hơn. Đó có thể là tập tranh kỉ niệm được chính tay chủ bữa tiệc giao cho các vị khách đáng kính của mình.

Tham gia tăng 2- cơ hội mở rộng quan hệ, tìm đối tượng yêu.

Sau khi đám cưới kết thúc, đa phần những người lớn tuổi sẽ ra về. Đây chính là thời gian của những người trẻ tuổi.

Khác với không khí trầm lắng, nghiêm túc trước đó, đây chính là thời gian để bùng nổ. Những người khách có thể tập trung tại nơi tổ chức hôn lễ, quyết định địa điểm tiếp theo, có thể là một nhà hàng gần đó.

Đối với những bạn chưa có gia đình, đây chính là cơ hội để bạn tìm thấy đối tượng kết hôn đấy.

Kengo Abe

Trịnh Công Sơn và đám cưới không thành với cô gái Nhật

 Đám cưới của người Nhật.

Tổ chức đám cưới ở Nhật

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: