Không kèn không trống, người Nhật trầm mặc tiễn đưa linh cửu người đã khuất về trời
Theo phong tục Nhật Bản, có 4 nghi thức quan trọng của một đời người, đó là 冠婚葬祭 (Kan- kon- sou- sai) bao gồm lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên. Một trong số đó, lễ tang là nghi thức đau buồn nhất. Thế nhưng, dù đau thương đến mấy, bất kỳ ai muốn tránh cũng không thể tránh được. Lễ thành hôn không thể tham dự thì sau này vẫn có thể gặp nhau. Tuy nhiên, người chết rồi thì chỉ còn lễ tang là lần cuối cùng gặp mặt.
Các bạn đang ở Nhật có quan hệ thân thiết với người bản địa thì nhất định phải ghé qua thăm viếng, không chỉ vì lễ nghĩa mà còn là ở chút tình cảm với người đã khuất nữa nhé.
Là một đất nước trọng gia giáo và lễ nghi, đám tang có lẽ là nghi lễ khắc khe nhất trong tất cả.
Đầu tiên, có 3 giai đoạn tiến đến một lễ tang.
Đó là khi một người cận kề cái chết, hấp hối đợi tử thần. Tất cả thành viên gia đình sẽ liên lạc, thông báo cho nhau. Bệnh viện sẽ cho người nhà biết tình trạng bệnh nhân và khuyên chuẩn bị hậu sự cũng như nói lời tiễn biệt cuối cùng. Sau khi nhận được tin, phải tức tốc chạy ngay về nhà hoặc bệnh viên. Trong những giờ phút như vậy, không cần mang theo gì cả, thậm chí quần áo cũng không nhất thiết phải thay.
Lúc bấy giờ, thời gian là quan trọng hàng đầu. Chậm một giây, có khi sẽ hối hận cả đời. Nên dù thế nào cũng nhất định phải nói được lời tạm biệt cho người kia ra đi thanh thản.
Tuy nhiên, đừng quá hấp tấp dễ dẫn đến tai nạn. Hãy đến nơi nhanh chóng và an toàn nhé.
お通夜(Otsuya – Đêm tiễn biệt)
Sau khi người ra đi, việc người quen ở cùng gia đình cho đến khi thực hiện việc hoả táng gọi là Otsuya.
Vào đêm đó, người đã khuất được đặt trong quan tài đậy kín nắp nên nếu có người muốn nói lời cuối cùng thì phải có sự đồng ý của gia đình.
お香典(Okouden) hay còn gọi là tiền tang lễ là một loại quà phúng điếu trên danh nghĩa. Với ý nghĩa một ít tiền nhang khói cho người mất, 5000 Yên có lẽ là số tiền phù hợp cho một lễ tang.
Thế nhưng, đưa tiền một cách trần trụi lại rất thất lễ, nên bạn nhớ mua 香典袋 (Kouden Fukuro) để đựng rồi hãy đưa tiền cho gia đình nhé.
Bạn có thể mua loại phong bì chuyên dụng này ở tất cả các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.
Trang phục khi tham dự lễ tang phải là màu đen.
Áo Vest hoặc Kimono đều được. Chú ý loại Kimono dùng riêng cho lễ tang gọi là Mofuku. Nhưng đối với khách đến viếng thì không cần thiết phải mặc đồ truyền thống, chỉ cần áo Vest đen lịch sự là ổn.
Giày đen, cà vạt đen và áo sơ mi trắng đối với nam giới.
Còn vớ dài đen bắt buộc cho phụ nữ.
Những trang sức cầu kỳ hay đồng hồ cũng không được đeo, đây là đám tang, không phải đi dạo phố mà.
告別式(Kokubetsu Shiki – Lễ tang)
Đây là buổi cuối cùng để khách khứa đến dự nói lời tiễn đưa người chết.
Sẽ có rất nhiều người đến dự. Nếu bạn đã đến vào đêm Otsuya thì không cần mang tiền phúng điếu nữa. Trang phục tham dự cũng hoàn toàn giống với buổi trước đó.
ご焼香(Goshoukou – Thắp hương)
Vào đêm tiễn đưa cũng như lễ tang, việc thắp hương sẽ được tổ chức liên tục.
Goushoukou là loại nhang rất nhỏ cỡ như hạt hướng dương được đặt trong hũ có 2 ngăn.
Lẫy một ít nhang từ hũ bên phải rồi đưa lên trán, nhắm mắt tưởng nhớ về người đã khuất. Sau đó nhẹ nhàng đặt xuống hũ bên trái có lửa đang cháy để đốt nhang.
Hành động này cơ bản phải lặp lại 3 lần.
Với tín đồ Thiên chúa giáo, Goshoukou lại có một chút khác biệt. Phần lớn là theo cách sau đây.
Goshoukou được thực hiện liên tục theo một hàng khách xếp từ cửa vào đến bàn thờ.
Đã có trường hợp người nước ngoài đến dự tang lễ không biết trước cách thắp nhang. Anh ta bèn bắt chước người phía trước nhưng tiếc là chỉ thấy được bóng lưng. Tưởng người này bỏ nhang vào miệng nên đến lượt mình cũng làm theo hệt như vậy. Thế là mọi người được một phen hú hồn. Thật là nguy hiểm.
Đối với nghi lễ cuối cùng trong cuộc đời người đã khuất, để xảy ra điều thất lễ như vậy là chuyện không thể chấp nhận.
Trường hợp bất khả kháng khônng thể nào đi được
Trước hết, hãy gọi điện chia buồn với thành viên còn lại của gia đình. Lời động viên, an ủi đối với gia đình người đã khuất là hành động rất quý giá lúc này.
Sau đó, khi có thời gian, hãy đến nhà thắp một nén nhang hoặc đi mộ phần để cầu nguyện cho người đó thì càng tốt.
Lời tạm biệt cuối cùng là nghi lễ rất có ý nghĩa với bản thân người chết và gia đình họ. Đừng để xảy ra bất cứ rủi ro hay sai lầm gì khiến bản thân xấu hổ và người xung quanh gặp rắc rối nhé.
Kengo Abe
Người Việt Nam quẫy tới bến, người Nhật khóc lóc đầm đìa trong lễ cưới
Không ngờ Ngày Lễ Trưởng Thành ở Nhật Bản lại hổ báo và hay thế này