Bí kíp ” Soi nhân viên ” làm được và không làm được việc

Bạn thường có quan niệm rằng chỉ cần nỗ lực học tập để đậu vào trường đại học tốt là có được công việc như mong muốn?

Chuyện này đúng là rất quan trọng, nhưng nếu chỉ tốt nghiệp một trường đại học không thôi, liệu có được một công việc như ý muốn ? Đó lại là một câu chuyện khác.
Ở công ty, nhà tuyển dụng thường xuyên có bài kiểm tra IQ. Nhưng những bài kiểm tra như vậy,  có đủ để chúng ta đánh giá một người có khả năng làm việc tốt hay không?

Điều này bao hàm ý nghĩa, các bài kiểm tra chưa đủ nhận xét được điều gì.

Thay vào đó, chỉ cần những chuyện nhỏ nhặt thường ngày, chúng ta có thể dễ dàng phán đoán được người có thể làm được việc với người không thể hoàn thành công việc.

Bạn thường nói “Tôi muốn có một công việc tốt, muốn được tăng lương!”

Nếu bạn có những suy nghĩ như vậy,  thử xem những điều dưới đây, để xem chúng ta có xứng đáng với những yêu cầu đó không nhé!

1. Đi trễ

Chúng ta có thường xuyên đi trễ với những lý do như kẹt xe?

Mọi người đều bình đẳng như nhau, không phải chỉ một mình bạn mới phải chịu đựng nạn kẹt xe hay tình trạng giao thông đông đúc.

( Nguồn phanmennhansu)

Nếu biết bản thân mình hay đi trễ, bạn có thể tranh thủ dậy sớm hơn một chút, tác phong nhanh nhẹn.

Nếu không biết cách sắp xếp hay chủ động thời gian của mình dần dần bạn sẽ trở thành người có thói quen ẩu thả.

2. Một người hay quên

Bạn thường dễ dàng quên ngay một công việc được giao. Giả sử, cấp trên giao cho bạn một vài chuyện cần làm gấp. Lát sếp quay lại, bạn chợt nhớ ra là đã quên béng chúng rồi.

Một trong những trường hợp điển hình của những người không làm được việc hay những nhân viên không có năng lực.

Công việc được giao mà bạn lại nhanh chóng quên đi đồng nghĩa với việc bạn đã không ghi chú lại. Hơn nữa, cấp trên của bạn không phải thư ký mà luôn luôn nhắc nhở bạn những việc mà đáng lý ra là của bạn.

( Nguồn teonao)

Có những người thường xuyên mắc những lỗi hay quên như vậy. Không có gì khó khi bạn cần một cây viết và cuốn sổ.

Chỉ cần bạn ghi chú lại và thường xuyên kiểm tra chúng mỗi ngày.

Nếu bạn đã ghi nhưng lại không kiểm tra, thì chúng cũng không có ý nghĩa gì.

3 Tâm trạng bức bối

Bạn có thái độ bất mãn hay tâm trạng khó chịu khi bị cấp trên la mắng không?

Điều này có thể thông cảm, nhưng bạn đừng đem tâm trạng bức bối của mình làm ảnh hưởng tới bầu không khí xung quanh.

Sau khi bị cấp trên la mắng, bạn đừng nên trút cảm giác khó chịu của mình tới họ. Hãy luôn giữ một tinh thần tươi tắn, tràn đầy năng lượng cho công việc như mọi ngày.

( Nguồn Chuaadida)

Thật khó mà có thể kiềm chế được cơn tức giận. Nhưng bạn hãy cố gắng kìm nén lại, nếu cảm thấy không thể, hãy xin nghỉ ngơi chứ đừng đem tâm trạng đó lấn át không khí làm việc của mọi người.

4. Trang phục và tư thế không được phép cẩu thả

Bạn không cần phải mặc những bộ áo đắt tiền, chỉ cần chúng thật chỉn chu và tươm tất.

Cấp trên thường phản cảm với chiếc áo sơ mi nhăn nhó của bạn hay chiếc vớ bị rách lỗ to ở chân.

Trong công việc, rung đùi cũng là một điều tối kỵ, bạn sẽ bị nghi ngờ về tính cách không được thẳng thắn. Với thói quen này, bạn khó lòng mà được cấp trên tín dụng, hay những mối gặp gỡ làm ăn với đối tác.

( Nguồn cafebiz)

Tóm lại, nếu bạn mong muốn có cơ hội  thăng tiến trong công việc, thì không nên quá cẩu thả về trang phục lẫn tác phong.

Hãy ăn mặc một cách nghiêm túc và lịch sự, lời khuyên là đừng nên để mình trông như một nhân vật phim hoạt hình nhé!

Hãy cư xử như người lớn và đừng quá trẻ con.

5 Xin lỗi và cảm ơn

Ở Việt Nam, chúng ta thường khá thoải mái trong việc xin lỗi và cảm ơn. Tuy nhiên, đối với người Nhật, bạn hãy lưu ý điều này nhé!

Với một người Nhật, bạn không được phép quên nói lời cảm ơn. Người Nhật thường cảm thấy không được lịch sự nếu họ không cảm ơn hay xin lỗi ai đó. Đặc biệt là những lúc được mời đi ăn với đối tác hay với cấp trên.

( Nguồn sesanhpc)

Những lời như ” Tôi rất lấy làm cảm ơn về bữa ăn hôm nay, lần sau tôi cũng rất muốn đi ăn với bạn”

Nếu nghe những lời nói trên họ sẽ cảm thấy rất vui và hy vọng lần sau sẽ có thêm những cuộc gặp gỡ khác nữa.

6. Phải luôn trau dồi bản thân

Trong công việc, người Nhật vẫn luôn nghĩ bản thân mình là một đứa trẻ nên lúc nào họ cũng phải trau dồi học hỏi.

Nếu đứa trẻ bị bắt làm bài tập ở trường, thường chúng cứ nghĩ làm bài tập được giao là xong.

Nhưng thế giới của người trưởng thành thì không như vậy. Nếu bản thân không thể tự mình tiến bộ thêm nữa về lâu dài sẽ trở thành người không làm nên chuyện gì được. Nếu muốn trở thành một người làm được việc, bản thân họ phải tự trau dồi, tích cực học tập.

7.  Tầm nhìn dài hạn

Về điểm này nhiều người Việt Nam, tầm nhìn của họ vẫn còn hạn hẹp, suy nghĩ chưa sâu sắc.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta vẫn biết tiền là yếu tố quan trọng.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu chỉ tính toán làm sao để có được lợi nhuận ngay trước mắt mà không biết cách nhìn xa hơn nữa, thì trong phút chốc bạn lại bị mất một khoản tiền lớn trong tương lai ?

Ở công ty, bạn phải làm rất nhiều việc mà đồng lương thì lại ít ỏi. Nhưng từ một tầm nhìn dài hạn, bạn có nghĩ công ty này sẽ có khả năng phát triển xa hơn?

Và bạn có thể học tập, tiến bộ cũng như có một tương lai chờ bạn phía trước.

Ngược lại, bạn có công việc với thu nhập cao nhưng công ty lại không có nhiều việc để làm, liệu những công ty như vậy có thể phát triển trong tương lai?

Thứ 2 nữa việc lựa chọn công ty cũng là một điều quan trọng.

Chúng ta vẫn thường nghĩ viết một đơn xin thì quá dễ dàng, việc suy nghĩ đơn giản như vậy lại biến thành những kẻ ngốc.

( Nguồn Soha)

Chúng ta hãy dành ít phút để suy nghĩ thật thấu đáo!

Trong một công ty, mọi người đều nhận được lợi ích từ chính thành quả mà chúng ta tạo ra.

Khi bạn làm việc mà chỉ nhắm vào lợi ích cá nhân, mà làm tiến độ của công ty đi xuống dẫn tới nguy cơ phá sản một công ty.

Lúc này, công việc của bạn cũng bị mất đi, bạn lại phải bắt đầu mọi thứ ở công ty mới từ con số 0

Bạn đã từng nghĩ tới, nếu bản thân mình làm việc chăm chỉ , nghiêm túc sẽ được cấp trên ghi nhận và thưởng lương cho bạn một cách hậu đãi không? Công sức bạn bỏ ra không bao giờ là uổng phí cả.

Hãy chăm chỉ làm việc nào.

Còn nếu như bạn vẫn chăm chỉ làm việc nhưng lại không được đánh giá cao từ cấp trên, thì đó lại là những ông chủ không tốt.

Dẫu thời gian có dài đi chăng nữa thì cũng là vô nghĩa nhưng mà thật sự có vô nghĩa đến vậy không?

Về điều này, bạn hãy suy nghĩ lại nhé!

Vốn dĩ công việc có rất nhiều những khó khăn. Vì vậy, ngay cả khi bạn từ bỏ sớm hay muộn cũng sẽ chứa đựng phần ý nghĩa trong đó.

Người Nhật có một câu thành ngữ là ” Ngồi trên một tảng đá suốt 3 năm”.  Theo nghĩa bóng là “Tuy bạn chỉ có việc là ngồi trên tảng đá suốt 3 năm, không làm gì cả, ít ra tảng đá cũng đã nóng lên”.

Mang hàm ý dẫu cho hoàn cảnh có khó khăn, vất vả đến như thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải cố gắng chịu đựng.  Bạn sẽ được đánh giá cao trong quãng thời gian đó.

Ngay khi bạn nhìn thấy khó khăn vất vả, đừng vội nản lòng tìm một công việc mới.

Hãy phát triển bản thân một cách vững chắc để trở thành một người có thể làm được việc và là một nhân viên xuất sắc.

Kengo Abe

Những cô gái có kinh nghiệm làm việc bằng 0 – Tình trạng đáng báo động ở Nhật

Những lỗi trang phục ít ai biết khi làm việc tại công ty Nhật

Hướng dẫn thủ tục xin giảm thuế khi làm việc tại Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: