Học cách người Nhật xử lý tình huống khi trẻ em cãi nhau

Điều gì làm cho bé trở nên ích kỷ?

ảnh tham khảo odreurope

Sự nuông chiều thái quá của người cha mẹ, đáp ứng mọi yêu cầu của bé, quan tâm quá mức,…khiến trẻ không thể nào có cơ hội tự giác quan tâm và nhường nhịn người khác.

Các em sẽ sống trong cảm giác được tán dương, chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”, lâu dần thành thói quen và tạo cho bé tính ích kỷ lúc nào mà ta không hề hay biết.

Câu chuyện ngắn

ảnh tham khảo affordcommissions

Một dịp tình cờ sau khi chứng kiến cách xử lý tình huống của hai bà mẹ Nhật khi con của họ cãi nhau đã khiến tôi suy nghĩ lại rất nhiều về cách dạy con của mình, và nhân tiện muốn chia sẻ đến mọi người.

Bé A và B khoảng 4 tuổi, vì tranh giành với nhau một món đồ chơi mà cả hai đã cãi nhau và lao vào giằng xé đối phương để lấy cho bằng được món đồ ấy.

Điều làm tôi ngạc nhiên chính là thái độ dửng dưng như chẳng có chuyện gì xảy ra của hai bà mẹ, họ vẫn nói chuyện với nhau một cách bình thường, thỉnh thoảng quay sang quan sát hai bé rồi sau đó họ tiếp tục câu chuyện như không có việc gì xảy ra, cũng chẳng đứng ra can ngăn.

Thật sự lúc đó tôi nghĩ sao một xã hội với những người nổi tiếng văn minh lịch sự như Nhật Bản mà lại vô tâm như thế, họ không sợ hai đứa trẻ bị thương sao?.

Kết quả cuộc giằng co thì bé B đã lấy được món đồ chơi, còn bé A thì bị xô ngã và ngồi bệch xuống, nhưng kỳ lạ là bé cũng hề không khóc lóc hay mách với mẹ mình.

Không giấu được sự tò mò trong lòng, tôi đã tiến đến bắt chuyện với 2 người phụ nữ:

ảnh tham khảo Блог
  • Chị không thấy hai đứa trẻ tranh giành đồ chơi với nhau sao?
  • Tất nhiên chúng tôi thấy chứ, nhưng sao?
  • Sao ư?? Sao hai chị không can ngăn, không sợ các bé sẽ bị thương sao?
  • Nếu can chúng ra thì sao chúng có thể hiểu được giá trị thực sự của những việc chúng làm. Cái mà bọn trẻ đang giành đó là cái tôi, sự ích kỷ chứ không phải món đồ chơi đâu. Thay vì can ngăn ngay lúc đó thì chúng tôi muốn để cho bọn trẻ hiểu được mình được gì và mất gì sau hành động của chúng.
  • Vậy lỡ chúng bị thương thì sao?
  • Hai đứa còn bé, những vất trầy xước nếu có thì cũng chỉ là ngoài da thôi, có thể đau một chút, nhưng đổi lại sau này chúng sẽ biết cách làm thế nào để có những thứ mình muốn mà không phải tranh giành như thế này nữa.
  • Ờ..nhưng..!
  • Hãy nhìn xem 2 đứa kìa…

 

Khi tôi còn chưa hiểu hết ý của họ thì lúc quay lại đã thấy bé B buồn vì không có ai chơi chung nên đã mang đồ chơi lại rủ bé A cùng chơi, còn bé A thì cũng vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Lúc đó một người phụ nữ lại nói tiếp:

  • Hãy cho trẻ con sống “đúng” theo lứa tuổi của mình, trẻ con khác người lớn, làm gì cũng thẳng thắn chứ không che giấu trừ khi chúng cảm thấy bị sợ hãi. Nếu như cha mẹ cái gì cũng can thiệp vào, thì sau này khi gặp phải vấn đề khó khăn hơn chúng sẽ không biết ứng đối thế nào, tốt nhất là người lớn chỉ nên quan sát, theo dõi và chỉ giúp đỡ khi thật sự cần thiết.
  • Vâng, tôi đã hiểu rồi, xin chào và cảm ơn hai chị.

ảnh tham khảo mevacon

Trên đây chỉ là một câu chuyện ngắn mình muốn chia sẽ đến mọi người về một trong những cách dạy trẻ của các bậc cha mẹ người Nhật, tất nhiên để dạy con cái thì cần hàng trăm nghìn thứ khác nhau nữa mà chúng ta phải biết, nhưng điều gì hay thì chúng ta nên xem xét cũng như học hỏi nếu có thể.

Cách nắm bắt tâm lý trẻ của người Nhật

Ngoài ra, theo một trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Nhật Bản thì: Trẻ con trước 6 tuổi sẽ trải qua một “thời kỳ mẫn cảm với quyền sở hữu đồ vật”, trong giai đoạn này chúng muốn “đánh dấu lãnh thổ” tất cả những gì thuộc về mình một cách tuyệt đối.

ảnh tham khảo Mamnon.

Vì thế, đến một ngày nào đó khi quyền lợi thuộc về “cái của tôi” này bị xâm phạm, trẻ sẽ lập tức phản kháng để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Người lớn cần nắm bắt tâm lý này để tránh trường hợp ép con trẻ phải chia sẻ, hoặc “cưỡng đoạt” đồ chơi của chúng cho những đứa trẻ khác, điều này tuy đơn giản nhưng nếu lặp lại thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý không tốt sau này của các em.

ảnh tham khảo vn.theasianparent.

Theo tìm hiểu về cách xử lý của các bậc cha mẹ người Việt khi con cái tranh giành đồ chơi với nhau, hầu hết sẽ can thiệp theo kiểu đại loại như “ Con hãy nhường cho em (anh) chơi đi”…

Có thể con trẻ sẽ nghe theo lời người lớn lúc đó, tuy nhiên chúng có thực sự thoải mái hay không?, hay sẽ nghĩ rằng ngay đến cả người yêu thương mình nhất cũng “bênh vực” đối phương, khi đó cảm giác an toàn của trẻ sẽ bị giao động.

ảnh tham khảo JamAdvice

Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là ủng hộ sự “ích kỷ” của bé, mà chúng ta phải chọn thời điểm can thiệp sao cho đúng lúc, đúng cách nhất.

Theo người Nhật thì tiền đề của việc nhường nhịn chia sẻ bắt nguồn từ sự tự nguyện và tôn trọng.

Vì vậy trước tiên hãy tạo cho các em cảm giác được tôn trọng

“Đồ chơi này là của ai?”. Câu hỏi đơn giản này có thể khiến “quyền sở hữu” của trẻ được công nhận, cùng từ đó mà sự chiếm hữu, phản kháng cũng sẽ giảm đi.

ảnh tham khảo dinosauriens

Hướng cho bé hiểu được hành động của mình

“Ồ, thì ra chiếc xe này là của A. Con có đồng ý cho bạn chơi cùng con không?”,hoặc: “Chia sẻ đồ chơi với bạn là một em bé ngoan, vậy con có muốn chia sẽ với bạn không?”

Khi hiểu được hành động của mình thì khả năng bé trở nên tự giác cũng sẽ cao hơn.

ảnh tham khảo edo-tokyo

Hãy để các bé tự nguyện tránh cưỡng ép

Nếu như trẻ không đồng ý thì cũng không nên ép tránh tạo tâm lý xấu, thay vào đó ta có thể đưa ra các lựa chọn khác chẳng hạn như “ Con thích xe này thì con hãy chơi đi, nhưng con có thể cho bạn mượn quyển sách kia được không?”

ảnh tham khảo BoldSky

Lời khuyên

Làm cha mẹ thì ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất với con mình, tuy nhiên chiều chuộng chưa hẳn là cách dạy con lý tưởng. Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các hình phạt.

ảnh tham khảo ThePinsta

Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt yêu thương bản thân ngay từ lúc này nhé!

Hải Âu

Vì sao trẻ em Nhật Bản lại có sức khỏe tốt hàng đầu thế giới?

Những trò chơi làm trẻ em Nhật thích thú

Trẻ em Nhật Bản cần chuẩn bị gì trước khi vào lớp 1

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: