Xót xa: Sinh viên đại học Nhật và những mặt tối bạn chưa từng hay biết
“Tương lai của Nhật Bản thật đáng lo ngại”
Đây là suy nghĩ của hầu hết người Nhật hiện nay, không chỉ riêng gì thế hệ trẻ.
Kinh tế Nhật Bản bắt đầu chậm dần và hầu như dậm chân tại chỗ trong nhiều năm trở lại đây. Minh chứng cho tình trạng này là cú sốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi Trung Quốc vượt mặt Nhật Bản vươn lên vị trí cường quốc số 2 sau Hoa Kỳ năm 2011.
Độ tuổi trung bình tăng lên con số 43. Nhiều người trẻ hiện nay hoang mang về tương lai gồng gánh cả nước Nhật, nhưng cuối đời lại chẳng còn gì…
“Lẽ nào đến khi về già, cả lương hưu cũng không có để hưởng, vậy thì nai lưng làm rồi được gì??”
Tâm lý hoang mang bủa vây các sinh viên đại học như một loại vi rút, và số lượng ấy ngày càng tăng lên chóng mặt.
Ảnh: https://nikkan-spa.jp/1504059
Tuy không phải là một quốc gia xem trọng bằng cấp nhưng đối với người Nhật, học vị vẫn là một trong những thứ không thể thiếu trên con đường thăng tiến. Đỗ vào một trường đại học danh tiếng, sau đó được nhiều doanh nghiệp mời đến làm việc hay được đàn anh giới thiệu vào một công ty tốt. Cái bóng của “sinh viên trường điểm” quá lớn khiến nhiều sinh viên đang học tại những trường chẳng ai biết đến, cảm thấy bất an về tương lai của bản thân.
Nhắc đến sinh viên Nhật, nhiều người sẽ liên tưởng đến hình ảnh vui chơi, đàn đúm, du lịch… Nhưng bên cạnh đó cũng có những sinh viên luôn đau đáu nỗi lo kiếm tiền sau 4 năm học.
Tốt ư?
Chưa chắc đâu? Nếu sau cảm giác lo lắng ấy là quyết tâm học hành thì đã chẳng nói, thế nhưng lại có một hiểm hoạ tiềm tàng đằng sau sự “ám ảnh” tiền bạc ấy.
Họ bắt đầu những phi vụ làm ăn phi pháp.
Sau khi tốt nghiệp, ai đảm bảo tương lai sẽ trải một màu hồng. Dù có chăm chỉ làm việc đi chăng nữa thì mỗi năm sinh viên ra trường chỉ tích góp được khoảng 3.000.000 Yên. Nếu hỏi rằng chừng đó có đủ gọi là ổn định hay chưa…thì vẫn chưa đâu.
Thế nên, nhiều sinh viên mang tư tưởng “cày cuốc” từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, loại công việc mà một trong số họ lựa chọn lại là tiếp thị, lôi kéo khách vào quán nhậu, hay gặp những cô gái xinh xắn và mời mọc làm Idol, người mẫu… Tất nhiên những công việc trên chưa thể gọi là trái pháp luật. Nhưng nó lại là việc mà những Yakuza (Đầu gấu) dữ tợn thường làm.
Lúc đầu những sinh viên được thuê chỉ đi theo các Yakuza để học việc, sau đó một khi càng lún sâu vào mô hình kinh doanh này, càng khó mà tìm được đường lui. Nhiều người bị rủ rê buôn thuốc phiện hay lừa đảo.
Mới đầu chỉ là cần sa, thứ chất gây nghiện dù bất hợp pháp ở Nhật nhưng vẫn được hợp pháp hoá trên nhiều quốc gia. Sau đó dần dần đến ma tuý mạnh. Rồi cả gọi điện lừa đảo người già.
“Mẹ, con đây, con đây” – Chúng giả làm con cái của những người này rồi nhờ vả chuyển tiền vì khó khăn. Một năm số tiền lừa đảo có khi lên đến 40.000.000.000 Yên, và rất nhiều trong số thủ phạm là sinh viên đại học, thậm chí cấp 3, cấp 2.
Đến khi cảnh sát ập tới thì thử hỏi ai sẽ tin những người đã đủ 18 bị dụ dỗ, tất cả phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lúc đó đã quá muộn.
Nếu bất an về tương lai, hãy cố gắng nghĩ ra một công việc để tự kinh doanh, hay làm thêm như bao sinh viên khác. Có rất nhiều cách chính đáng và hợp pháp để tích luỹ cho bản thân và củng cố nền kinh tế Nhật Bản kia mà…
Kengo Abe