Lịch sử lễ Thành Nhân – buổi lễ chứng nhận sự chuyển giao giai đoạn quan trọng của đời người

Ngày lễ Thành Nhân được tổ chức vào mỗi thứ 2 tuần 2 của tháng 1. Buổi lễ này cực kỳ quan trọng bởi lẽ nó chứng nhận những khoảnh khắc cuối cùng của thời kỳ trẻ con, trước khi bước chân vào thế giới phức tạp của người lớn.

Ảnh https://withnews.jp/article/f0170108001qq000000000000000G00110601qq000014526A

Khi còn bé ai cũng muốn trở thành người lớn nhanh, nhưng đến lúc thành người lớn rồi chỉ muốn quay lại thời trẻ con. Hiện tại ở Nhật có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên tiếp tục truyền thống lễ Thành Nhân này hay không. Trước khi bàn về vấn đề đó, chúng ta hãy cùng truy ngược về nguồn gốc của buổi lễ này nhé.

Nhiều người cho rằng lễ Thành Nhân được phát triển từ lễ Genpaku, vốn chỉ dành cho các bé trai.

Ảnh https://mainichi.jp/articles/20191121/k00/00m/040/092000c

Đây là lễ thay đổi kiểu tóc cho các bé trai khoảng từ 12 đến 16, để chứng nhận sự trưởng thành của các em. Tất nhiên không chỉ đơn giản là đổi kiểu tóc, từ nay về sau, các em sẽ được cư xử như một người đàn ông đích thực. Sau Genpaku, những người đàn ông có thể kết hôn hoặc với các Samurai có thể ra trận, ý nghĩa để đánh dấu thời điểm mỗi người tự quyết định vận mệnh của mình về sau. Tuy nhiên Genpaku chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc và Samurai. Con gái trong các gia đình quý tộc cũng có lễ thay y phục để đánh dấu tuổi trưởng thành. Khi còn bé, các em gái hiếu động chạy nhảy, tự do để lộ chân ra ngoài y phục. Thế nhưng nếu đã là một cô gái trưởng thành, cô ấy phải ăn vận khác đi để giấu đôi chân của mình. Việc thay đổi trang phục như vậy được gọi là Mogi.

Ảnh https://hon-matsuba.co.jp/furisode/press-definition/

Tương tự, những cô gái từ 12 đến 16 tuổi sẽ sớm kết hôn. Tuy nhiên lễ dành cho bạn gái không long trọng như của bạn trai, vì nước Nhật khi đó vẫn theo quan điểm trọng nam khinh nữ.

Những lễ nói trên được tổ chức vào giữa ngày trăng rằm đầu tiên của năm mới. Vào năm 1946, tại thành phố Warabi, tỉnh Saitama đã tổ chức “Lễ hội tuổi trẻ” vào ngày 15 tháng 1 để tái hiện lại truyền thống này. Tục lễ dần được phổ biến trên toàn quốc và biến ngày này thành một ngày lễ quốc gia.

Cách tổ chức lễ Thành Nhân ở mỗi địa phương khác nhau, tạo nên sự đa dạng. Ví dụ như ở thành phố Urayasu tỉnh Chiba có công viên Disneyland. Do đó Chính quyền địa phương sẽ tổ chức lễ tại công viên Disneyland.

Vào ngày này, mọi người sẽ nô nức tụ tập ở công viên trong những bộ Furisode xinh đẹp, lộng lẫy. Nhiều người dù đã làm lễ Thành Nhân trước đó cũng có thể tham gia để được làm người lớn thêm một lần nữa.

Sau buổi lễ quan trọng này, những đứa trẻ sẽ được chứng nhận là người lớn, bên cạnh việc được tự do thể hiện bản thân, chúng còn phải dám chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Khi còn trẻ, chúng ta có quyền sai, nhưng khi lớn lên, sẽ rất ít người có thể tha thứ cho những lỗi sai của bạn. Do đó, hãy cố gắng sống để là một người lớn tử tế nhé !

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: