Lý giải thú vị về kiểu nhà trọ ngày xưa ở Nhật – Tại sao lại tồn tại “tiền lễ”?
Vào thời Edo, thời đại của các Samurai, kiến trúc nhà ở của quý tộc được ca ngợi khá nhiều, nhưng bạn có biết căn nhà của dân thường trông như thế nào không?
Ảnh https://otekomachi.yomiuri.co.jp/news/20200331-OKT8T212617/
Kiểu nhà như vậy được gọi là Nagaya, không gian sống của mỗi người chỉ có duy nhất một căn phòng nhỏ, không có phòng tắm hay nhà vệ sinh. Người dân muốn đi tắm sẽ đến những phòng tắm công cộng gọi là Sento, còn khi cần đi vệ sinh sẽ đến dãy nhà vệ sinh chung (giống Toilet ở trường học) của khu nhà.
Các dãy nhà vệ sinh chung này thuộc sở hữu của chủ khu nhà. Những người chủ này sẽ thuê các quản lý để uỷ thác việc cai quản (giống kinh doanh phòng trọ ngày nay).
Theo giá thị trường thời đó, giá thuê vào khoảng 600 mon (đơn vị tiền tệ đương thời)/ mỗi phòng, tương đương 15,000 Yên/ tháng. Người quản lý nhận 95% khoản thu, 5% còn lại nộp cho chủ sở hữu.
Bạn có thắc mắc nguồn thu này từ đâu ra, trong khi không hề có phí vệ sinh? Đáp án chính là từ phân và nước tiểu của người dùng.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/116160
Trong hình này mô tả một người đang gánh xô. Chiếc xô này gọi là Koeoke (dịch nôm na là thùng gánh phân), thường được người nông dân sử dụng để đựng phân bón. Những khu vệ sinh chung này ký hợp đồng theo tháng với nông dân để họ có thể đến đây gánh phân về.
Tỷ lệ quy đổi như sau: Mỗi nhà tương đương 15kg gạo. Thời đó trả trước theo giá thị trường như vậy. Mỗi dãy nhà nhỏ với 10-20 căn, ước tính giá trị thời này là từ 10 đến 20 Man Yên. Với những dãy nhà lớn hơn tầm 30-40 căn có thể thu lại 30-40 Man Yên. Bạn có thể tưởng tượng được đây là nghề đem lại nguồn thu nhập rất khá vào thời Edo.
Nếu bạn là người thích xem phim cổ trang, đã bao giờ bạn gặp cảnh phim chủ nhà cùng người thuê nhà cãi nhau, sau đó người thuê nhà sẽ nói thế này:
“この長屋で二度とクソなんかするもんか!” (Kono nagaya de nido to KUSO nanka suru monka) – Tôi sẽ không “ị” ở cái dãy nhà lần 2 đâu
Nếu bạn không hiểu về hệ thống cho thuê đã nói ở trên, sẽ rất khó để hiểu nghĩa của câu này.
Nhân tiện, chất thải của người có tiền sẽ đắt giá hơn chất thải của thường dân, lý giải theo kiểu người giàu ăn đồ tốt dẫn đến phân “chất lượng” hơn. Ngược lại, chất thải của người già và trẻ con có giá thấp vì số lượng ít đồng thời hàm lượng dinh dưỡng (cho cây trồng) cũng không nhiều. Đúng vậy, người xưa có hệ thống phân loại chất lượng của phân, phân không phải là chất “thải” đâu nhé.
Có bạn nào đọc đến đoạn này mơ ước trở thành chủ nhà không? Đúng là nghề này thu nhập khá nhưng cũng vô cùng khó khăn. Chủ nhà phải có nghĩa vụ như cha mẹ, có nghĩa là quản mọi thứ của những người cho thuê, từ việc kết hôn, ly hôn, sinh con,… Tệ nhất chính là có người phạm tội trong dãy nhà của người chủ, người này phải đứng ra chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, với những người mới đến dãy nhà, họ sẽ phải biếu chủ nhà một khoản tiền lễ, phong tục này vẫn được duy trì đến ngày nay. Khác với tiền đặt cọc, tiền lễ sẽ một đi không trở lại. Ngoài Nhật Bản có lẽ cũng không có nhiều quốc gia có phong tục này.
Tuy nhiên, khác với trách nhiệm nặng nề mà người chủ nhà ngày xưa phải gánh, các chủ nhà ngày nay có nhiều cách để “thoái thác” trách nhiệm hơn, do đó tôi nhận thấy phong tục tiền lễ cũng từ đó nhạt nhoà dần.
Kengo Abe