Thử bóc tách phía dưới các lớp áo Kimono – Xem các bước mặc mà choáng váng…
Chúng ta thường chỉ quen thuộc với Yukata, loại quần áo truyền thống Nhật Bản thường được mặc vào mùa hè, trong các lễ hội. Tuy nhiên trang phục truyền thống của Nhật, Kimono, phức tạp hơn rất nhiều. Bạn không thể tự mặc Kimono nếu không có người giúp đỡ vì rất tốn thời gian và cần nhiều kỹ thuật.
Hôm nay hãy thử bóc tách từng lớp của Kimono nhé !
(1) Lớp áo lót trong cùng.
Ảnh https://global.rakuten.com/en/store/kyugoro/item/wasobura-ml/
Lớp áo này có tác dụng định hình, giúp bạn mặc Kimono đẹp hơn. Không giống những chiếc farthingale trong văn hoá phương Tây để khắc hoạ đường cong, văn hoá Nhật Bản tiếp cận vẻ đẹp tự nhiên và khiêm tốn hơn, do đó mà lớp áo lót này không quá gò bó.
(2) Tabi
Ảnh https://karbatin.com/when-a-japanese-object-of-status-becomes-a-fashion-icon/
Tabi là những chiếc tất chân đặc trưng của người Nhật, thiết kế tách ngón cùng dây khoá ở một bên. Khi mặc Kimono, bạn phải mang tất từ bước thứ 2 vì nếu sau khi đã khoác lên mình trọn vẹn bộ Kimono, việc ngồi xuống để mang tất rất khó khăn.
(3) Lớp thứ 2, Hadajuban
Ảnh https://www.sinonome.org/en/keikogi-jacket/1663-hadagi-iaido-hadajuban-underwear.html
Tiếp theo là Hadajuban, một loại đồ lót được làm bằng sợi dễ giặt như cotton. Nó không có cổ áo rõ ràng.
(4) Hoseigi (lớp đệm)
Bạn có thể xem Video này để tự làm Hoseigi ở nhà. Đây đơn giản là khăn bọc quanh hông để việc mặc áo dễ dàng hơn.
(5) Lớp thứ 3, Nagajuban
Đến lớp này, bạn đã có được hình dạng cơ bản của Kimono. Hầu hết các cô dâu chọn mặc nagajuban trắng, nhưng cũng có nhiều lựa chọn hoa văn khác.
(6) Han-eri
Ảnh https://www.deviantart.com/gothiclionheart/art/Real-Junior-Maiko-han-eri-collar-438994823
Han-eri là phần vải đính kèm cổ áo Nagajuban. Phần này lộ ra ngoài khi mặc Kimono hoàn chỉnh vì vậy chú trọng về mặt hoạ tiết. Đây cũng là phần có thể mua riêng để thay đổi và rất dễ giặt, do đây cũng là phần dễ bẩn nhất vì tiếp xúc trực tiếp với cổ.
(7) Eri-shin
Ảnh https://readysetkimono.com/tag/eri-shin/
Đây là bộ phận giúp làm cứng cổ áo, bổ trợ cho Han-eri và Nagajuban. Trước khi mặc phần này, cần đảm bảo tóc bạn được búi lên gọn gàng và giữ cho nếp viền được thẳng.
(8) Koshihimo
Ảnh https://www.shimazakura.com/Women-s-Koshihimo-set-p/akh-101.htm
Koshihimo là sợi vải dài và hẹp, dùng để cố định Nagajuban. Đây là sợi dây đầu tiên được sử dụng (còn rất nhiều các loại đai khác ở phía sau), và vì nó không lộ ra sau khi mặc nên không được trang trí như Obi.
(9) Datejime
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Dùng để đính koshihimo ở bước 8 lên Nagajuban, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn trang phục nhăn nhúm. Datejime truyền thống không có velcro (băng gai dính), nhưng phiên bản hiện đại đã thêm công cụ này vào để dễ mặc hơn.
(10) Kimono 4 lớp
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Sau tất cả các bước chuẩn bị trên, cuối cùng bạn đã có thể mặc Kimono lên người rồi. Có vô số loại Kimono cho bạn chọn lựa, mỗi loại đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Bạn có biết chiều dài tay áo Kimono cho biết người mặc nó đã kết hôn hay chưa?
(11) Kasane – eri
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Đây là cổ áo giả, có tác dụng tạo ảo giác về số lớp của Kimono.
(12) Obiita
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Obiita là lớp bên dưới Obi buộc ở hông, tạo ra bề mặt phẳng, ngăn áo không bị nhăn.
(13) Obi
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Chắc nhiều bạn cũng biết Obi là đai áo Kimono. Có vô số cách thắt Obi, phụ thuộc vào từng dịp đặc biệt. Các kiểu thắt nút và nơ cũng có ý nghĩa riêng, do đó người mặc cần có kiến thức cụ thể để thắt cho đúng.
(14) Obimakura
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Đây là chiếc gối nhỏ được đặt trong một gạc áo, quấn quanh eo để nâng Obi lên. Đây là bộ phận quan trọng trong việc định hình dáng người. Tương tự như Obi, mỗi loại nút thắt sẽ có Obimakura riêng đi kèm.
(15) Obijime
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Sợi dây mỏng, dài, quấn quanh Obi của bạn.
(16) Obiage
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Có tác dụng trang trí, lộ ra phía trên Obi. Với phụ nữ còn trẻ, phần lộ ra sẽ nhiều hơn.
(17) Zori
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Zori là đôi dép đặc trưng mang khi mặc Kimono. Nhiều bạn cho rằng mặc Kimono đi với dép Geta, nhưng thật ra Geta thường đi kèm Yukata nhiều hơn, do hình thức ít trang trọng hơn.
(18) Kanzashi
Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/traditional-kimono-layers/REsw_uwvR1ZaKnE1k17e1Vo6mY8x3p
Là trâm cài tóc để trang trí.
Bạn đã chóng mặt chưa nào? Chúng ta vẫn thường phàn nàn áo dài mặc khó chịu, nhưng hãy tưởng tượng người phụ nữ Nhật Bản khoác lên mình biết bao nhiêu là lớp áo, thậm chí còn không thể tự mặc. Tuy nhiên mỗi loại trang phục đều có nét đẹp riêng. Việc mặc Kimono không chỉ cho thấy sự công phu, kỹ lưỡng mà thể hiện cả sự tỉ mỉ trong nghệ thuật của người Nhật.
Sacchan