Kỹ thuật thần kỳ giúp các kiến trúc đền chùa ở Nhật không sử dụng đinh vẫn vững chải trước thiên tai
Bạn đã từng nghe tên nghề nghiệp gọi là Miyadaiku (宮大工) chưa? Đây là nghề dành cho những người thợ chuyên xây dựng đền và chùa. Khác với thợ xây nhà gọi là Daiku (大工), Miyadaiku sử dụng những kỹ thuật riêng biệt.
http://www.orido.co.jp/archives/1413
Điều phi thường đó là nhưng người thợ này không cần sử dụng đến các vật liệu kim khí mà vẫn xây dựng nên những kiến trúc tôn giáo bằng gỗ vô cùng chắc chắn.
Kỹ thuật đó gọi tên là Tsugite (継手) dùng gỗ và gỗ ghép lại với nhau. Tất nhiên họ cũng không dùng bất kỳ chất kết dính nào.
Có lẽ nhiều bạn đang thắc mắc tại sao lại không đóng đinh để giúp công việc thuận tiện hơn? Thế nhưng, trên thực tế những người thợ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP sử dụng chúng trong việc thi công đền chùa. Lý do chủ yếu là vì Tsugite mang lại cảm giác tự nhiên và cổ kính hơn những nhà dân bình thường. Cùng với đó Tsugite mang lại 3 lợi ích cho những đền chùa ở Nhật đó là:
1. Mạnh mẽ ngay cả khi chịu chấn động
Nhật Bản là đất nước trải qua nhiều trận động đất. Mỗi lần xảy ra động đất mạnh, khiến cả cấu trúc cũng chuyển động theo.Vì thế sự dẻo dai của gỗ sẽ giúp hấp thụ tác động và ngăn chặn rủi ro sụp đổ.
2. Hơn 100 năm bền bỉ
Các bộ phận đóng bằng kim loại sẽ bị ăn mòn và gỉ sét theo thời gian. Do đó, tuổi thọ trung bình của những ngôi nhà bình thường chỉ khoảng 26 năm. Nhờ phương pháp đặc biệt mà đền thờ vẫn vững chải qua hàng trăm năm. Horyuji là một trong những minh chứng đó, toà tháp lâu đời nhất ở Nhật Bản có “tuổi thọ” hơn 1300 năm sừng sững ở vùng đất cố đô cổ kính.
http://www.sciencehome-n.com/staffblog/slug-509b9da3cdbe98fc7c3316ddf2a4ae42
Trên thế giới vẫn còn tồn tại những kiến trúc cổ xưa hơn nhưng phần lớn là tàn tích và không còn sử dụng được. Nhưng Horyuji thì vẫn còn vẹn nguyên đến tận bây giờ.
Độ cao của tháp không phải loại thấp nhưng vẫn đứng vững qua 1300 năm, thậm chí chứng kiến nhiều trận động đất đã tàn phá khu vực.
3. Dễ tái chế
Vì các thanh gỗ được nối với nhau như trò chơi xếp hình. Vì vậy khi tháo dỡ hoặc sửa sang cũng dễ dàng sử dụng lại các vật liệu đó.
Kỹ thuật Tsugite được người thợ thủ công ứng dụng như thế nào trong xây dựng không dùng đinh thép? Để diễn tả bằng từ ngữ e rằng khá khó hiểu, bạn hãy chiêm ngưỡng qua các Video dưới đây nhé!
Mặt khác, các khớp được sử dụng trong Lâu đài Osaka được gọi là “Basaratsugi”, là một kỹ thuật xây dựng tinh xảo hơn nữa.
Một trong những công ty nổi tiếng trong lĩnh vực Miyadaiku là Kongo gumi (金剛組) một công ty hình thành từ 1400 năm về trước.
Mong rằng kỹ thuật truyền thống được tạo nên từ trí tuệ của cha ông sẽ được tiếp nối bởi thế hệ sau này.
Kengo Abe