Hiệp khí đạo Aikido có thực sự là môn võ mạnh?
Bạn đã từng nghe đến cái tên Aikido (Hiệp khí đạo) bao giờ chưa?
Nếu chưa, đầu tiên mời bạn theo dõi Video dưới đây!
Thoạt nhìn, bạn sẽ cảm thấy lối ra đòn trông uyển chuyển tựa như một điệu múa. Người bị đánh tung lên sở hữu tạng người cao lớn, còn người ra đòn lại gần như chẳng tốn chút sức nào.
Liệu có phải người trong Video cố tình bay lên không? Tất nhiên là không rồi.
Bạn hãy xem tiếp Video dưới đây:
Trên đây là màn trình diễn đẹp mắt của Shioda Gozo một võ sư Aikido. Lúc bấy giờ người tận mắt chứng kiến màn trình diễn – ông Kennedy (sau này đã trở thành tổng thống Mỹ) bắt đầu nghi ngờ về sức mạnh của môn võ này nên đã cho các vệ sĩ vào thay thế. Nào ngờ chàng trai Mỹ lực lưỡng có cân nặng vượt trội liền bị sức mạnh của một người châu Á chỉ cao 154cm nặng 45kg dễ dàng đánh bại.
Thật khó tin vào mắt mình phải không? Ngay cả khi đối thủ có có nhiều người đi nữa cũng không thể qua được một người thấp bé như Shioda.
Ông tổ khai sinh ra môn võ Aikido là Ueshiba Morihei sinh năm 1883. Đến nay video biểu diễn của người cháu vẫn được lưu truyền lại.
Các bạn có thể thấy cách họ xoay tròn, đó là chuyển động đặc trưng nhất của người dụng võ Aikido.
Không dùng sức mạnh để đối đầu sức mạnh, mà Aikido lợi dụng sức lực của đối phương và ném đi, họ chuyển động theo các động tác của đối phương, đó gọi là tinh thần hoà hợp (和合の精神). Dựa trên nền tảng tư tưởng đó, Aikido không nhằm mục đích chiến đấu hay đánh bại kẻ địch, mà Aikido tạo ra “con đường hướng đến một thế giới hoà hợp, nhân loại là gia đình” – Đó là những điều Uebashi vẫn tâm niệm.
Bằng cách thấu hiểu được chuyển động của đối phương, người học Aikido sẽ tìm thấy phương pháp để hoà hợp, từ đó vận dụng vào cuộc sống xã hội.
Ngoài ra, người học Aikido thường mặc những chiếc Hakama, loại trang phục thời xưa mà nam giới Nhật Bản thường mặc. Ống quần rộng và xoè dài đến trên mắt cá chân, thoạt nhìn có vẻ vướng víu thế nhưng bí mật lại nằm ở chính chiếc Hakama này. Trang phục tương tự cũng được dùng trong Kendo (Kiếm Đạo), bởi đó là cách che đi chuyển động của chân. Để ném được đối thủ có thân hình vạm vỡ, đòi hỏi người luyện Akido cần sử dụng đầu gối. Và Hakama là cách “nguỵ trang” vô cùng phù hợp.
Những người quan tâm đến vật lý có thể hiểu được ngay khi nhìn thấy những hình ảnh trong Video, thế nhưng đây đích thực là ứng dụng của cơ học.
Nhờ tận dụng tối đa sức lực của đối thủ mà giảm thiểu việc dụng sức của bản thân. Đó là cách lý giải cho việc một Shioda nhỏ bé có thể ném được những người “khổng lồ”.
Về cơ bản, Aikido không tổ chức thi đấu, thế nên nhiều người cho rằng Aikido không mang tính thực tiễn. Tuy nhiên sự thật là những nhân viên của Sở cảnh sát Tokyo cũng thuần thục Aikido và ứng dụng vào công việc đấy.
Cuối cùng, bạn đã tin vào sức mạnh của Aikido chưa?
Kengo Abe