Tinh thần Bushidou của người Nhật trong cuộc chiến với Nga
Chiến tranh Nga – Nhật diễn ra từ năm 1904 đến 1905. Đây là trận chiến đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong chính sách thuộc địa của các quốc gia phương Tây, đồng thời là trận chiến đầu tiên người da màu dành chiến thắng trước người da trắng.
Nhật Bản thời điểm này vừa kết thúc thời đại Samurai. Quân đội đang được hiện đại hoá, nhưng trung tâm vẫn là các Samurai.
Nguyên tắc của các Samurai gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo (Bushidou). Thực tế tinh thần này rất phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu được một chút dựa trên các hành động của lính Nhật trong chiến tranh Nga – Nhật.
1. Không xúc phạm đối phương
Ảnh https://www.jacar.go.jp/nichiro/sensen_syousyo_05.htm
Trong chiến tranh, hai bên chiến tuyến có mối quan hệ một sống một còn. Do đó rất bình thường nếu giữa hai bên hình thành sự ghét bỏ đến mức muốn lấy mạng đối phương. Tuy nhiên điều này bị cấm ở Nhật.
Trước khi chiến tranh xảy ra, Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa ra lời hướng dẫn tới toàn thể giáo viên trên khắp các trường học.
Quan điểm thù địch của chúng ta rất rõ ràng, cấm dùng những lời lẽ xúc phạm đối thủ.
Người Nhật chúng ta không được phép có truyền thống xúc phạm người khác trong trận chiến.
Chúng ta tôn trọng kẻ thù của mình và chiến đấu bằng tất cả sức mạnh và sự cống hiến.
Xin hãy dạy bọn trẻ như vậy.
Chưa có quốc gia nào trên thế giới mà người đứng đầu quốc gia đưa ra lời thông báo như vậy.
2. Chính sách với tù chiến tranh
Ảnh https://twitter.com/yulii_lunachars/status/432134978617344001?lang=ca
Các tù binh Nga bị bắt trong chiến tranh bị phân tán và quản lý tại 29 địa điểm trên khắp Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản ban lệnh phải tôn trọng tù binh, và phải cư xử với họ thật cẩn trọng.
Khi phương tiện vận chuyển lính Nga bị bắt đến cơ sở kiểm soát, có một tấm poster lớn được treo ở đó. Poster được viết bằng tiếng Nga với nội dung “Người dân thành phố chúng tôi hoan nghênh binh lính Nga, những người đã chiến đấu vì quốc gia của họ”.
Poster do chính người dân ở đó đặt, đương nhiên song song, họ cũng cư xử với binh lính Nga theo đúng tinh thần nghênh đón. Thức ăn được cung cấp đầy đủ, không hề có hành vi ngược đãi. Lính Nga thậm chí còn được đi lại trên phố và tắm Onsen.
Mục đích của tất cả những hành động trên là ngăn cản họ quay lại chiến tuyến.
3. Giữ sĩ diện cho địch
Người chịu trách nhiệm cho khu vực chiến sự diễn ra căng thẳng nhất là Tướng quân Nogi Maresuke.
Để đánh chiếm pháo đài do quân đội Nga xây dựng, rất nhiều lính Nhật đã buộc phải lao vào những trận chiến đẫm máu. Hai người con trai của tướng quân đã tử trận. Khi nghe thông báo, ông đã tắt đuốc và không thể cầm được những giọt lệ tuôn rơi.
Sau đó Nhật Bản đánh sập pháo đài và gặp gỡ tướng chỉ huy của Nga. Thiên hoàng đã dặn dò từ trước, phải giữ sự kiêu hãnh cho người chỉ huy, đồng thời không cho phóng viên chụp ảnh.
Thế nhưng các phóng viên chiến trường vẫn chụp ảnh, nhưng chỉ có một tấm ảnh được thông qua, trong ảnh thể hiện chỉ huy của Nga cầm kiếm, và đứng ở vị trí ngang bằng với bên Nhật.
Ảnh http://prideofjapan.blog10.fc2.com/blog-entry-5239.html?sp
Trong Bushidou, một võ sĩ mà lại buông bỏ, hoặc bị tước mất vũ khí là nỗi nhục. Chính vì vậy mà việc để chỉ huy Nga cầm kiếm là một hành động thể hiện sự tôn trọng.
Sau đó, chỉ huy này phải chịu trách nhiệm trước thất bại và bị Hoàng đế Nga tuyên bố tử hình.
Biết được điều này, tướng Nogi lập tức gửi thư cho Hoàng đế xin dừng việc hành quyết, đồng thời khen ngợi vị chỉ huy đã chiến đấu bằng toàn bộ sức lực. Kết quả, quyết định tử hình tạm hoãn, vị chỉ huy kia được đưa vào trại giam. Chưa hết, tướng Nogi trích lương của mình để chi trả cho gia đình vị chỉ huy cho đến khi ông qua đời.
Tuyệt đối tôn trọng đối thủ của mình vì tinh thần một sống một còn của họ vì trận chiến, đó cũng là ý tưởng cơ bản của Bushidou.
4. Đài tưởng niệm chiến tranh cho kẻ thù.
Sau khi chiến thắng trở về, việc đầu tiên quân đội Nhật làm là tổ chức lễ tưởng niệm cho những người đã hy sinh trong chiến tranh, cả cho bên Nhật và bên Nga.
Nghi lễ tưởng niệm dành cho lính Nga được tổ chức trước.
Ảnh https://www.tripadvisor.jp/ShowUserReviews-g1022381-d16660931-r652261716-Nihonkai_Kaisen_Senshisha_Ireihi-Munakata_Fukuoka_Prefecture_Kyushu.html
Chiến tranh luôn đi kèm với đau thương và mất mát, không quan trọng bên nào dành chiến thắng. Tất cả những người đã ra đi đều xứng đáng được ghi nhớ và trân trọng. Ban đầu người Nhật định làm lễ tưởng niệm kiểu Nhật, nhưng sau đó nhận được yêu cầu tổ chức theo kiểu của người Nga nên đã thay đổi.
Trong tiếng Nhật có thành ngữ :
昨日の敵は 今日の友
Kinou no teki wa kyou no tomo (Qua thù, nay bạn)
Xin hãy ghi nhớ thành ngữ này.
Dựa vào các sự kiện này, một phóng viên Mỹ đã viết bài về tinh thần Bushidou và tướng Nogi, do đó mà tên tuổi của ông được người phương Tây biết đến, đồng thời trở thành người Nhật rất được kính trọng tại Mỹ.
Ảnh http://suomi.racco.mikeneko.jp/Elama/togo-j.html
Thời điểm đó, các quốc gia đối địch với Nga cũng vô cùng hưng phấn trước chiến thắng của Nhật. Ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, người ta dùng tên của tướng Nogi và tướng Tougou (cũng là một vị tướng vĩ đại trong trận chiến này) để đặt tên cho đường phố.
Thậm chí ở Ba Lan, có một số cha mẹ đặt tên con là Nogi hay Tougou. Ở Phần Lan xuất hiện loại bia có tên gọi Shogun Tougou trên thị trường.
Bia này vẫn còn được bán đến hiện tại.
Một trận chiến có ý nghĩa quan trọng như thế, nhưng lại không được nhắc nhiều trong chương trình giáo dục của Nhật, chỉ xuất hiện trên vài trang sách giáo khoa lịch sử. Tất nhiên chiến thắng thì phải tự hào, nhưng sau rất nhiều bài học đắng cay người Nhật nhận được từ các cuộc chiến, suy nghĩ không lặp lại chiến tranh thêm lần nào nữa mạnh mẽ hơn tự hào vì chiến thắng.
Hiện tại tinh thần Bushidou đã gần như biến mất trong xã hội hiện đại. Thế nhưng bản thân tôi cho rằng trong Bushidou có rất nhiều ý tưởng có thể áp dụng cả trong thời bình, và cần được gợi nhắc nhiều hơn.
Ví dụ ý tưởng “Thắng mà không cần đấu”.
Ý tưởng này có nguồn gốc từ điển tích của Trung Quốc, không cổ vũ chiến tranh. Cách tốt nhất là tránh cãi vã gây gổ, im lặng không đồng nghĩa với thua cuộc.
Trong bối cảnh hiện tại, khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rạn nứt, tình hình thế giới bất ổn, tôi cho rằng cách nghĩ này nên nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Bạn có đồng quan điểm không?
Kengo Abe