Tư tưởng gia tộc độc đáo của người Nhật qua biểu tượng Kamon

Trong dòng phim lịch sử Nhật Bản có một bộ phim mang tên Mito Komon, một bộ phim dài tập với cốt truyện đơn giản và sự góp mặt của nhiều nhân vật.

Bộ phim kể về một tướng lĩnh chủ chốt trong triều đình vì tuổi cao nên lui về an dưỡng, trên đường chu du Nhật Bản ông gặp phải nhiều bọn xấu và tìm cách diệt trừ chúng.

https://kuro-numa.com/archives/14876

Nhân vật chính được nhắc đến là ông lão có tên Mito Mitsukuni, là người có quyền lực thứ 2 trong triều đình. Những người thân cận đi theo ông để yếm trợ, khi gặp kẻ xấu ông sẽ giơ vật gọi là Inrou (印籠) ra cùng với lời thoại:

この紋所(もんどころ)が目に入らぬかー!!
Ko no mondokoro ga me ni hairanu ka!!

Mọi người nhìn thấy vật này liền cúi đầu trang nghiêm. Thật ra đây chỉ là một chiếc hộp hình hình trụ bên trong đựng thuốc thôi, nhưng nó lại có sức mạnh khiến mọi người cúi đầu!?

Sức mạnh thật sự nằm ở hình vẽ khắc trên hộp. Đây là gia huy (Kamon) của Tokugawa-kei, dòng họ trị vì Nhật Bản lúc bấy giờ.

Chỉ có những người có liên quan đến Tokugawa-kei như gia tộc của Mito Mitsukuni mới có quyền sử dụng gia huy này. Nếu tự ý sử dụng sẽ bị khép vào trọng tội. Vì thế mang gia huy này trên người chỉ có thể là những người có quyền lực cao cấp của chính phủ.

Chỉ có điều ngày nay, bạn có thể tìm mua gia huy này ở nhiều nơi khi đi du lịch Nhật Bản…

Ở Nhật có hơn 6.000 loại gia huy, nếu tỉ mỉ xem xét sự khác nhau của các chi tiết thì có hơn 20.000 loại. Một trong số đó, gia huy quyền lực nhất hiện này là gia huy của Hoàng gia, hình hoa cúc 16 cánh màu vàng đồng là biểu tượng tôn nghiêm mang giá trị tinh thần đối với quốc dân Nhật Bản. Bạn có thể nhìn thấy biểu tượng này trên bìa hộ chiếu của người Nhật.

Gia huy thường được thêu trên ngực áo của trang phục truyền thống nhằm phân biệt các dòng tộc với nhau.

https://costume.takami-bridal.com/lookbook/detail.php?p=5682&c=5

Kamon hình thành dựa trên tư tưởng độc đáo của người Nhật về gia đình/gia tộc.

  • Gia đình là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội (Gia đình quan trọng hơn mỗi thành viên)
  • Con cháu cần tiếp nối truyền thống
  • Phân biệt giữa các gia tộc

Tư tưởng này thể hiện rõ nhất trên các ngôi mộ của người Nhật (trên đó cũng có khắc gia huy). Tro cốt của các thành viên sau khi hoả táng sẽ được chôn chung vào một ngôi mộ với tổ tiên. Chỉ có người vợ lúc kết hôn đổi theo họ chồng nên cuối đời cũng phải nằm cùng phần mộ.

Thế nên ở Nhật có câu: “Đến lúc nằm xuống cũng phải hầu hạ mẹ chồng” là vậy. Nhiều người chán ghét văn hoá này nên gần đây, số lượng con dâu về lại mộ tổ tiên bên cha mẹ ruột ngày càng tăng lên. Thật ra trước đây ở Nhật cũng từng tồn tại văn hoá như vậy.

Thời xa xưa, bắt đầu từ Kamon của Hoàng gia, quý tộc, lan rộng đến tầng lớp võ sĩ có quyền lực, rồi cuối cùng khi những người dân bình thường được mang họ, chính là lúc tư tưởng gia tộc trong họ trỗi dậy. Người dân cũng có thể tạo gia huy và phổ biến nó. Thế nên, những họ chiếm số đông hiện nay ở Nhật đều có gia huy riêng như Sato, Suzuki,…

Còn đây là gia huy của gia tộc tôi – Abe-kei.. Mặc dù tôi chưa từng dùng đến Kamon này bao giờ.

 

Abe Kengo
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: