Biết là tụt hậu, nhưng tại sao người Nhật không thể ngừng sử dụng con dấu?

Kể từ khi con người áp dụng các sản phẩm công nghệ để giải quyết công việc thay cho dụng cụ thủ công, chắc cũng đã hơn 10 năm. Thế nhưng ở Nhật vẫn có một công cụ không thể bị thay thế bởi bất kỳ công nghệ hiện đại nào, chính là con dấu.
Nguyên nhân là bởi con dấu không chỉ là một công cụ mà đã trở thành một nét văn hoá của người Nhật.

Ảnh https://toyokeizai.net/articles/-/363482

Con dấu (Hanko) là vật dụng không thể thiếu, cũng giống như bút bi hay bút highlight vậy.

Trước kia con dấu cũng tương tự như chữ ký, được sử dụng bởi từng cá nhân. Chính vì vậy khi đó con dấu được làm thủ công để đảm bảo mỗi con dấu đều khác nhau.
Thế nhưng cùng với sự thay đổi của thời gian, con dấu trở thành mặt hàng sản xuất hàng loạt, có thể mua được ở cửa hàng 100 Yên.
Mục đích của sự biến đổi này để các thành viên trong gia đình, công ty,… có thể sử dụng chung một con dấu.

Ngoài ra nếu bạn không thể đóng dấu trong một cuộc họp, bạn hoàn toàn có thể nhờ người khác đóng dấu hộ. Thế nhưng lúc này ý nghĩa của con dấu cũng không còn nhiều giá trị.

Lúc này bạn có thể thấy được hạn chế của việc sử dụng con dấu. Thậm chí có câu chuyện rằng một người phải đến công ty chỉ để đóng dấu trong bối cảnh công ty chuyển sang làm việc từ xa do COVID-19.

Thực tế vào năm 1997, có một cuộc vận động của Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp hạn chế sử dụng công cụ làm việc thủ công (trong đó có con dấu), thế nhưng cuộc vận động này gặp phải sự phản đối của các tập đoàn sản xuất con dấu trên toàn quốc. Khoảng 35,000 người đã tham gia ký tên nộp lên Chính phủ.

Nguồn gốc văn hoá con dấu đến từ Trung Quốc, thế nhưng nền văn hoá này có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Nhật Bản.

Có ý kiến cho rằng các công việc liên quan đến sản xuất con dấu thủ công, sản xuất giấy, con dấu dán trên hợp đồng sẽ dần biến mất, đồng thời quan ngại rằng thói quen sử dụng con dấu sẽ làm giảm tính hiệu quả trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong công việc và cả sinh hoạt, có rất nhiều trường hợp người Nhật phải sử dụng đến con dấu, ví dụ
– Gửi văn bản trong nội bộ
– Đóng dấu xác nhận đã đọc sau khi nhận tài liệu nội bộ
– Nếu văn bản nội bộ về vấn đề thanh toán, đóng dấu mang nghĩa là hoàn tất thanh toán
– Lúc mở tài khoản ngân hàng
– Lúc mua nhà
– Lúc nhận bưu phẩm

Trong các văn bản quan trọng, bên cạnh chữ ký bắt buộc phải đóng dấu. Tôi tự hỏi tại sao không thể chỉ sử dụng chữ ký khi ý nghĩa của con dấu cũng dần hao mòn.

Hanko – Nền văn hoá lâu đời của Nhật, vẫn tồn tại đến hiện tại. Thế nhưng trước ảnh hưởng của COVID-19, đã có những ý kiến đặt vấn đề về việc thay đổi.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: