Bạn hiểu được bao nhiêu về Zen – “Trái tim” của nước Nhật?

Bạn có biết khái niệm 禅 (Zen) – Thiền của Nhật Bản không?

Đến cả người Nhật, khi nhắc đến Zen sẽ liên tưởng đến hình ảnh ngồi yên tĩnh trong Chùa, không được phép cử động, nếu động đậy sẽ bị đánh bằng gậy.

Ảnh https://sincerity-yoga.com/works/yoga-zen/attachment/zen-img

Nguồn gốc của Zen là từ quan niệm của Thiền Tông – một nhánh của Phật giáo.

Zen có nghĩa là Tâm

Mỗi người chúng ta đều có một trái tim

Bản chất của trái tim trong sáng và tĩnh lặng

Nhưng vì chúng ta luôn so sánh bản thân với người khác

Người này nhiều tiền, người kia thì không

Người kia xinh đẹp, người này lại không

Người này thông thái, người kia ngốc nghếch

Anh kia có vợ đẹp, anh này không có 

Cô này giỏi thể thao, cô kia vô dụng

Những sự so sánh đó sinh ra nỗi bất an, mỗi người muốn bảo vệ địa vị của mình, và làm trái tim bị vấy bẩn. Đó là nguồn gốc của tai hoạ. Con người bắt đầu gây gổ đánh nhau, lừa lọc nhau, không muốn giúp đỡ lẫn nhau.

Trong ngôn ngữ của Zen lại có từ 如意 (Nyoi) – Như ý. Có nghĩa là sống theo ý muốn của bản thân, nhưng phải định nghĩa “như ý muốn” này như thế nào.

Nếu chỉ làm những điều mình muốn, khó tránh khỏi ích kỷ và lòng tham. “Như ý” của Zen là sự hoà hợp ý muốn của tất cả mọi người xung quanh, và cùng nhau thực hiện.

Cũng có nghĩa là xung đột giữa gia đình, bạn bè, hay rộng hơn là chiến tranh của các quốc gia là do không thể thấm nhuần được tư tưởng của Zen.

Để thực hành Zen, không thể dùng lời nói mà phải thông qua trải nghiệm. Do đó, bạn cần ngồi trong một ngôi Chùa thanh tĩnh, nhắm nghiền mắt và để tâm trí trống rỗng. Nếu cơ thể có di chuyển, tăng lữ dùng gậy để chú ý người thực hành lấy lại trạng thái Zen.

Không những trống rỗng tâm trí, bạn cần làm trống cả trái tim, tránh để tâm đến những điều dư thừa.

Tư tưởng của Zen còn được thể hiện qua khu vườn ở Chùa.

Ảnh https://www.herenow.city/kyoto/article/gardens/1

Khu vườn phía nam của Chùa Tofukuji ở Kyoto có cấu trúc vô cùng đơn giản.
Bãi cát trắng là hình ảnh của biển, những tảng đá nhô ra tượng trưng cho quần thể các đảo, nơi những người đến đó sẽ được trường sinh bất tử.

Khu vườn chính là vùng đất lý tưởng mà mỗi người nhìn vào đó để phấn đấu.

Người có công truyền bá lối suy nghĩ độc đáo này ra thế giới là Suzuki Daisetsu.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/ Daisetsu Suzuki

Suzuki nghiên cứu về Thiền và từng có thời gian du học ở Ấn Độ, nơi những ý tưởng về Thiền ra đời.
Sau đó, người này đến Mỹ và truyền bá Thiền.

Có một bảo tàng thể hiện “trái tim” của Suzuki Daisetsu tại quê hương anh, thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa. Nói một cách đơn giản, bảo tàng là một không gian “trống rỗng”.

Ảnh https://kinarino.jp/cat7-アート・カルチャー/17325-禅(zen)の哲学に触れる旅%E3%80%82金沢の「鈴木大拙館」で心洗われる体験を

Vào những ngày không có gió, mặt nước tĩnh lặng như một chiếc gương lớn. Ở đó có đặt một chiếc máy tạo sóng theo từng đợt. Sau khi từng đợt sóng tan biến vào hư không, mặt nước trở lại trạng thái tĩnh lặng.

Tưởng tượng mặt nước là tâm trí con người, sau những suy nghĩ lăn tăn, bạn có thể khiến tâm trí trở về với trạng thái an tĩnh, khi đó toàn bộ hình ảnh phản chiếu đều được thể hiện rõ ràng.

Ban đầu, Zen là một từ tiếng Phạn Ấn Độ để chỉ sự tập trung.
Khái niệm này lan rộng đến Trung Quốc rồi Nhật Bản. Văn hóa Thiền Nhật Bản hiện tại đã được hoàn thiện.

Mặc dù theo truyền thống Phật giáo, Thiền không phải là một tôn giáo hay tín ngưỡng, mà là một dạng thực hành.

Bạn có muốn thử phương pháp thực hành đưa trái tim trở lại với trạng thái trong sạch ban đầu, cách được rất nhiều doanh nhân hàng đầu thế giới đã và đang thực hiện.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: