Học cách cúi chào trong nghệ thuật Nhật Bản

Japo sẽ bắt đầu Series dạy văn hoá và nghệ thuật Nhật Bản thông qua chính những nghệ nhân đến từ xứ sở Mặt Trời Mọc. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là một diễn viên chuyên vào vai các Samurai.

Đầu tiên, hãy bước vào bài học CÚI CHÀO truyền thống nào !!

Munakata:  Ở buổi học đầu tiên, hãy tìm hiểu về Lễ – cúi chào, một trong những điều quan trọng nhất trong nghệ thuật Nhật Bản cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Ichihana:  Đúng rồi đấy.

Munakata:  Trong nghệ thuật, cũng như học tập, người Nhật có câu: “礼に始まり礼に終わる” – Bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ” 

Vậy Nihon Buyo cũng có nguyên tắc như vậy chứ? 

Ichihana:  Nghệ thuật và Lễ là hai phần không thể tách rời.

Munakata: Tại sao vậy? 

Ichihana:  Tôi nghĩ rằng Lễ là biểu hiện của thái độ khiêm nhường, tấm lòng biết ơn và thông cảm. 

Munakata: Thì ra là vậy, có lẽ suy nghĩ này cũng giống với tôi. Trước đây tôi đã từng học qua hai môn võ Karate (Không Thủ Đạo) và Kendo (Kiếm Đạo). Trong quá trình rèn luyện, nhờ sự chỉ bảo của thầy giáo, những người anh đi trước, cả những đồng môn, đàn em, hay nhờ cơ sở vật chất như sàn tập, dụng cụ,… mà tôi mới có thể luyện tập. Vì vậy tôi đã học được rằng không được xem những điều trên là hiển nhiên, mà trước đó phải luôn luôn nhìn mọi vật bằng sự biết ơn và tôn trọng.

Ichihana:  Và biểu hiện cho cảm xúc đó là Lễ. Vì vậy, đầu tiên trước khi bắt đầu luyện tập, chúng tôi sẽ cúi đầu chào. Trong quá trình khổ luyện nghệ thuật, tôi cho rằng nếu một nghệ nhân luôn mang theo cảm xúc biết ơn, thì sẽ mạnh dạn đối mặt với nghệ thuật hơn, đồng thời có thể kết nối những cảm xúc đó vào trong bài diễn. 

Munakata: Không chỉ trong nghệ thuật mà cả đời sống thường ngày, Lễ rất quan trọng ở Nhật có phải không?

Ichihana:  Vâng, Lễ gắn bó mật thiết với cuộc sống. Không chỉ cúi chào với những người bạn, người quan tâm giúp đỡ mình, mà người Nhật còn tỏ lòng biết ơn với những đồ vật thường dùng, môi trường sinh sống, đó là một tinh thần tối quan trọng mà người Nhật luôn ý thức. 

Munakata: Tinh thần đó được gửi gắm qua Lễ, vậy nên tư thế cúi chào cần phải thật nghiêm trang và có thẩm mỹ. 

Ichihana:  Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách cúi chào của Samurai và Nihon Buyo.

Cách cúi chào của Samurai

Tôi sẽ chỉ cho các bạn tư thế cúi chào của Samurai khi bắt đầu và kết thúc buổi tập.

Đầu tiên, hãy ngồi quỳ thẳng lưng theo tư thế Seiza như hình.

Thả lỏng cằm, mắt nhìn về phía trước. hai tay nhẹ nhàng đặt trên đùi, ngón cái gập lại, các ngón còn lại vẫn vươn ra và khép lại với nhau. Điều quan trọng là bạn cần ý thức tất cả động tác, kể cả các đầu ngón tay. Hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.

Katana sẽ đặt phía bên phải, lưỡi kiếm hướng vào trong. Điều này cho thấy thái độ không thù địch với người đối diện (có thể là thầy giáo hoặc bạn bè). Ở Nhật Bản, khi đưa dao hoặc kéo cho ai đó, họ luôn cẩn thận quay mũi dao về phía mình để tránh đối phương gặp nguy hiểm, thêm vào đó, cách đưa này giúp đối phương có thể cầm được cán dao và sử dụng ngay lập tức. Cách đặt Katana cũng xuất phát từ suy nghĩ hòa bình, tránh gây ra hiểu lầm cho đối phương dẫn đến tranh cãi không đáng có. 

Sau đó, đưa lần lượt tay trái rồi đến tay phải ra trước mặt. Đặt các đầu ngón tay chạm sàn, lòng bàn tay cách mặt sàn một khoảng nhỏ. Cho hai ngón trỏ và ngón cái chạm nhau để tạo ra hình tam giác. Trong lúc cúi chào, bạn cần giữ hình dáng tay thật đẹp, đồng thời khi hạ đầu xuống, mũi không được chạm vào tay. 

Lưu ý: Trong các động tác của Samurai chứa đựng rất nhiều yếu tố dễ gây xung đột, nếu Samurai không chú ý sẽ gây mất hòa khí châm ngòi cho các cuộc gây gổ, nhưng lần này tôi sẽ không đi sâu vào phần này. 

Cúi người theo thứ tự lòng bàn tay → khuỷu tay → lưng 

Hãy cúi đầu cho đến khi tầm nhìn của bạn đã chạm đến điểm cuối của đối phương. Lưu ý đừng ngước nhìn lên trên vì hành động đó khiến tư thế cúi chào trông không đẹp, ngược lại còn thể hiện sự thấp hèn. 

Hình ảnh bên phải là ví dụ sai, bên trái là ví dụ đúng. 

Kết thúc cúi chào, hãy nâng cơ thể theo thứ tự lưng → khuỷu tay → lòng bàn tay. Rút tay trái rồi đến tay phải về đặt lại trên đùi. Chân cũng đặt ngay ngắn về lại tư thế ngồi quỳ Seiza. 

Thanh kiếm được đặt bên phải, gần cơ thể nhất để Samurai ứng biến với các tình huống bất trắc. Trên thực tế, mỗi hành động của Samurai đều giúp họ phản ứng kịp thời khi bị tấn công, vì thế họ sẽ luôn ý thức hành động gọn gàng, không thừa thãi và không lộ sơ hở. 

Chứa đựng trong nghi lễ cúi chào của Samurai là nhiều tầng ý nghĩa như:

Suy nghĩ cho người khác, kiểm soát bản thân và không gây chiến.

Rất sâu sắc phải không nào? Nếu muốn luyện tập cúi chào, các bạn hãy thực hành theo Video tôi đã hướng dẫn cụ thể nhé.

 

Cách cúi chào trong Nihon Buyo 

Đầu tiên, hãy ngồi quỳ kiểu Seiza như hình.

Tư thế ngồi thẳng lưng, cả hai chân khép vào, mắt nhìn về phía người đối diện, hai tay khép lại đặt trên đùi. Từ từ hạ hai tay về ngang hai bên, rồi vòng tay đưa ra trước đầu gối. 

Hai bàn tay khép các ngón và tạo thành hình tam giác, mũi tam giác hướng về phía trước.

Nếu cầm quạt thì đặt quạt ngay ngắn phía trước đầu gối. Nếu trước mặt có một người khác thì đặt ngay giữa hai người. Hít một hơi rồi nhẹ nhàng thở ra, đồng thời cúi lưng xuống, bàn tay cũng theo đó chạm xuống sàn. Cố gắng nghiêng phần trên của bạn về phía trước, lưng thẳng đừng cong.

Tuy nhiên, nếu bạn cúi đầu xuống quá nhiều, đối phương có thể nhìn thấy gáy của bạn và mông sẽ nhô lên tạo nên tư thế không đẹp mắt. Vì vậy, bạn nên dừng lại khi đầu đã hướng về phía người đối diện. 

Đúng 

Sai 

  

Đúng  

 

Sai

 

Vừa hít vào vừa ngẩng đầu lên từ từ, nhìn về phía đối phương. Đồng thời tay cũng thu về đặt trên gối như tư thế ngồi quỳ ban đầu. 

Các động tác múa của Nihon Buyo rất nữ tính và thanh lịch. Vì vậy cách cúi chào trong môn nghệ thuật này cũng chứa đựng những tinh hoa đó. Các bạn hãy thử thực hành theo Video tôi đã minh họa cho các bạn nhé.

 

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài học sau!

 

JAPO
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: