Sự thật về tin đồn đi ngủ sớm vào đêm Giao thừa sẽ nhanh già hơn?

Ngày cuối cùng trong tháng 12 (31/12) trong tiếng Nhật gọi là 晦日 (Misoka). Đêm ngày hôm đó, cũng là đêm cuối cùng của năm cũ, chứng kiến thời khắc chuyển giao sang một năm mới, gọi là 大晦日 (Oomisoka) hay Đêm Giao thừa.

Đêm hôm ấy, các bậc phụ huynh sẽ để con cái của mình thức khuya hơn mọi hôm.

Vào giữa đêm Giao thừa, mỗi Chùa sẽ ngân lên tiếng chuông báo hiệu thời khắc chuyển giao gọi là 除夜の鐘(Joya no kane).

Ảnh https://weathernews.jp/s/topics/201912/260175/

Có tổng cộng 108 tiếng chuông, tương ứng với 108 phiền muộn của loài người.
Thông thường, người Nhật sẽ vừa nghe tiếng chuông Chùa, vừa đi thăm Miếu đầu năm ở Đền Thần đạo, sau đó mới về nhà ngủ.
Sự kết hợp phong tục giữa Thần Đạo và Phật giáo là một nét đặc sắc trong văn hoá của người Nhật.
Có lời đồn rằng, nếu bạn ngủ sớm trong đêm Giao thừa, tóc bạn sẽ bạc nhanh hơn và những nếp nhăn sẽ nhiều hơn khi về già.


Ảnh https://allabout.co.jp/gm/gc/486057/

Lời đồn này bắt nguồn từ một phong tục cổ xưa. Khi chưa có đồng hồ, giới hạn giữa ngày và đêm là thời điểm của buổi hoàng hôn. Nói cách khác, người Nhật đón “Đêm Giao thừa” vào chiều ngày 31, lúc mặt trời khuất núi thay vì lúc nửa đêm.

Theo niềm tin cũ, vị Thần năm mới sẽ đến vào thời điểm này và ban phát liều thuốc bổ hồi sinh sức sống cho loài người, đây cũng là cội nguồn của tuổi trẻ.

Nếu một người không làm lễ chào mừng Thần năm mới, liều thuốc này sẽ không tới được tay, và người này sẽ nhanh chóng già đi, đồng nghĩa với tóc bạc nhanh và da nhăn nheo hơn.

Đến tận ngày nay, tin đồn vẫn có ảnh hưởng với một số người. Do đó họ chọn thức khuya vào đêm Giao thừa để đón Thần năm mới, sau đó ngủ bù đến trưa mùng 1.

Thế nhưng nhiều người Nhật hiện đại không thể thức khuya do tính chất công việc của họ. Lúc này có một giải pháp đó là đọc thần chú trước khi đi ngủ để được Thần cho phép.

Câu thần chú đó là…

稲積む (Inetsumu).

Câu này có nghĩa là xếp lúa đã thu hoạch, cũng là cống phẩm cho Thần linh. Sau khi thức dậy nhớ đọc thêm câu:

稲あげよう (Ine ageyou)

Câu này thay cho hành động dâng lúa đã xếp từ trước cho Thần.

Thế nhưng có lẽ nhiều người sẽ quên đọc câu sau mất thôi !

Vậy nên trừ khi mệt quá, hãy cố gắng thức vào đêm 30 (31/12) để đón Giao thừa các bạn nhé!

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: