Bài học nghệ thuật: Vũ điệu mùa xuân (phần 1)

Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống Nhật Bản vươn xa ra toàn thế giới, JAPO đang cùng hai nghệ nhân Nhật Bản tạo nên một chuỗi các bài học về nghệ thuật. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là diễn viên chuyên vào vai các Samurai. Nếu bạn cũng yêu thích các bộ môn nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời Mọc, đừng bỏ qua Series này nhé! Lần này chúng ta sẽ đến với bài học nào đây!?

Cả hai: Xin chào!!

Ichihana: Cuối cùng cũng học được câu tiếng Việt để chào các bạn Việt Nam. 

Munakata: Chúng tôi cũng rất mong đợi có thể học được nhiều từ tiếng Việt hơn. 

Ichihana: Ồ vậy tôi sẽ cố gắng hết sức để thuộc. 

Munakata: Nào vào chủ đề chính thôi! 

Ichihana: Vậy chúng ta cùng nhau học điệu múa đầu tiên trong Nihon Buyo nhé, tóm lại là vừa múa vừa ghi nhớ những tư thế cơ bản. Còn Tate (殺陣)- biểu diễn kiếm thuật thì sao? 

Munakata: Các màn biểu diễn Tate thường được biên đạo kỹ lưỡng, tuân theo các khuôn mẫu và đường kiếm cơ bản.
Bài múa mùa xuân sau đây sẽ là màn độc diễn nhưng nhiều bài diễn khác được tiến hành theo nhóm nhiều người nên nếu chưa thuần thục thì có thể khiến bạn diễn bị thương. 

Ichihana: Sự an toàn cần được đặt lên trên hết nhỉ. Ngoài ra, việc xem những nghệ nhân khác biểu diễn và học hỏi cũng giúp bản thân mình phát triển hơn.

Munakata: Tiếng Nhật gọi là Gei wo Nusumu (芸を盗む) ! 

Ichihana: Chính xác! Xem và học hỏi từ sự phụ hoặc sư huynh/sư tỷ biểu diễn, chúng ta mới làm sống dậy được nghệ thuật của bản thân. 

Munakata: Hay còn được gọi là sự khổ luyện phải không, trong cả cuộc sống và công việc cũng cần sự khổ luyện, không riêng gì nghệ thuật cả.

Ichihana: Tiếp theo, chúng ta hãy cùng xem qua một bài múa trong Nihon Buyo nhé. 

Munakata: Vâng, bài múa dành cho mùa xuân tháng 3, tháng 4. 

Ichihana: Tựa đề sẽ là “Vũ khúc mùa xuân” và “Múa kiếm mùa xuân” ?

Munakata: Cả hai bài múa đều trình diễn trên nền nhạc của bài hát Sakurairo Maukoro do Mika Nakashima trình bày, nhưng tại sao cô lại lựa chọn bài hát này? 

Ichihana: Đầu tiên, khi nhắc đến mùa xuân thì chúng ta sẽ tưởng tượng đến hoa Anh Đào, thế nhưng bài hát về loài hoa này vô cùng phong phú,… Thế nhưng trong số đó, Sakurairo Maukoro lại có rất nhiều diễn tả sống động nhất khung cảnh mùa xuân. Ngay tên bài hát đã tưởng tượng ra được màu sắc của hoa Anh Đào, tiếp đến là cảnh vật bốn mùa hiện ra trước mắt, ngập tràn hương sắc thiên nhiên. Chất thơ trữ tình trong lời ca đã khiến tôi lựa chọn bài hát này. 

Munakata: Thì ra là vậy. 

Ichihana: Anh đã tưởng tượng điều gì khi múa trên nền bài hát này? 

Munakata: Tôi tưởng tượng ra hình ảnh một kiếm sĩ đang chu du bốn phương nhưng luôn nhung nhớ về người phụ nữ yêu dấu đang chờ đợi ở quê nhà. 

Ichihana: Ồ, vậy là anh nhớ đến người yêu của anh có phải không( ̄▽ ̄)

Munakata: Không phải đâu, chỉ là nhập tâm thôi. 

Ichihana: Vâng, tất nhiên rồi. 

Munakata: Vậy trò chuyện đến đây thôi, chúng ta bắt đầu hướng dẫn mọi người bài múa nào! 

Ichihana: Vâng, mọi người đừng quên lướt xem thông tin cụ thể trên Website nữa nhé! 

?Vũ khúc mùa xuân?

Trước hết, bài mùa sẽ có một Video hoàn chỉnh kèm theo chú thích trên Video. Vì thế các bạn hãy kết hợp cả hình ảnh và Video để luyện tập nhé! 

Bước vào mùa xuân, ở Nhật có rất nhiều loại hoa Anh Đào đua nở, nhìn từ trên xuống cả đảo quốc Mặt Trời như chìm trong biển hoa vậy. Vừa hình dung ra hình ảnh đó, vừa nhớ đến người con trai mà bạn mong nhớ. Nếu bạn luyện múa Nihon Buyo thì tự nhiên trong cuộc sống, các cử chỉ của bạn sẽ cực kỳ nữ tính và thanh lịch. Bên cạnh đó, Nihon Buyo còn giúp rèn luyện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng. 

Tư thế cơ bản của nghệ nhân nữ 

Căng lưng và khép hai đùi vào, dồn sức vào bụng dưới, thả lỏng đầu gối rồi thả trọng tâm xuống theo hướng thẳng đứng. Tư thế này trong Nihon Buyo gọi là “Koshi wo ireru”.

Khi cơ thể đã ở trong tư thế “Koshi wo ireru”, cố gắng giữ cho hai đầu gối sát nhau, tốt nhất là không tách ra ngay cả lúc di chuyển. Tuy nhiên phần eo sẽ cử động lên xuống nên đầu gối sẽ không thể giữ thẳng một cách hoàn hảo được. 

Cách di chuyển tay cơ bản trong ống tay áo 

Bước 1: Khi đưa tay vào ống tay áo, hãy gập khuỷu tay và vươn cổ tay.

Bước 2: Gập ngón giữa và đưa tay vào trong ống tay áo phía trên.

Bước 3: Nếu vươn ngón tay ra thì đưa tay vào lại ống tay áo.

Các bộ phận của chiếc quạt 

Quạt là đạo cụ rất quan trọng trong Nihon Buyo, hãy ghi nhớ cách gọi của các bộ phận của chiếc quạt nào!

Oyabone (親骨): Nan ngoài

Kaname (要): Cán quạt

Nakabone (中骨): Nan trong 

Jigami (地紙): Tà quạt 

Ten (天) : Trên 

Chi (地): Dưới

 

 

Cách mở quạt 

Hình 1: Dùng ngón cái cầm nan ngoài của quạt, dùng ngón trỏ giữ các nan quạt. Ngón trỏ đặt bên trái, ngón cái đặt bên phải.

Hình 2,3: Cầm quạt bằng tay phải ở trên, và luồn tay trái ở dưới tà quạt.


Quạt giấy nhỏ gọn nhưng vô cùng hiệu quả khi diễn đạt những những hiện tượng thiên nhiên như sóng biển, mưa rơi, gió thổi hay có thể trở thành một cây dù, con dao, chiếc cốc… những món đồ hằng ngày. Công dụng của quạt giấy dùng trong Nihon Buyo hoàn toàn khác với quạt giấy sử dụng trong đời sống. Vì vậy khi mở quạt cần hết sức lưu ý tránh làm rách quạt. 

Và, cuối cùng hãy thưởng thức bài múa và xem hướng dẫn chi tiết qua Video trên. Hẹn gặp lại các bạn trong bài học lần sau! 

Múa kiếm mùa xuân 

Sau đây, tôi sẽ diễn giải các điểm lưu ý trong Tate (殺陣) – múa kiếm.

Tate là cách gọi để chỉ những động tác của Samurai, liên quan kiếm thuật và võ thuật. Tuy nhiên đây là một màn trình diễn nên chúng ta cần đặt cảm xúc lên hàng đầu. Đặc biệt, trình diễn múa kiếm mùa xuân cần có trái tim tinh tế và nhạy cảm, không cần bị cuốn vào những động tác phức tạp, cứ vui vẻ thả mình vào âm nhạc là được. 

Nhân vật chính của bài múa này là một Samurai vì mối hận thù mà lên đường rời xa cố hương. Trên hành trình tìm kiếm kẻ thủ ác, anh nhìn những cánh hoa Anh Đào nở rộ, chợt nhớ đến quê nhà và người con gái đang đợi anh. Thế nhưng ngày nào chưa trả được thù, anh chưa thể cho phép bản thân quay về. Anh thề một ngày hồi hương, sau đó lại tiếp tục cuộc hành trình gian truân.

Bạn hãy trình diễn với cảm xúc như câu chuyện trên và tham khảo bài diễn của tôi qua Video nhé. 

Tate giúp bạn hình dung được vẻ đẹp trong từng động tác của các Samurai, những người luôn ý thức mạnh mẽ về sự sống. Thông qua trải nghiệm đó, bạn có thể cảm nhận được giá trị quan trọng của lòng tốt mà những người xung quanh mang lại. Hoặc rộng hơn là trân trọng “sự sống”.

Đến với bài học lần này, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách rút kiếm. Thông thường, kiếm được đặt trong vỏ kiếm, bạn không thể dễ dàng rút kiếm ra nếu không nắm được phương pháp.  Vì vậy, đầu tiên bạn cần đặt ngón cái của tay trái lên Tsuba (đốc kiếm, bộ phận ngăn giữa cán kiếm và chuôi kiếm). 

Sau đó dùng ngón cái đẩy đốc kiếm, các ngón còn lại vẫn nắm chặt vỏ kiếm. Vậy là không cầm chuôi kiếm mà kiếm vẫn ra khỏi bao một cách đơn giản. 

Tư thế này gọi là “Chém miệng cá Koi” nghĩa là luôn sẵn sàng rút kiếm ra chiến đấu. Trong nhiều phim cổ trang hoặc kịch cổ của Nhật thường xuất hiện cảnh này mỗi khi Samurai đương đầu với kẻ địch.

Hẹn gặp lại các bạn trong tháng 2!

 

JAPO
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: