Bài học nghệ thuật: Điệu múa mùa xuân (phần 2)

Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống Nhật Bản vươn xa ra toàn thế giới, JAPO đang cùng hai nghệ nhân Nhật Bản tạo nên một chuỗi các bài học về nghệ thuật. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là diễn viên chuyên vào vai các Samurai. Nếu bạn cũng yêu thích các bộ môn nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời Mọc, đừng bỏ qua Series này nhé! Lần này chúng ta sẽ đến với bài học nào đây!?

<Tán gẫu trước khi vào bài>

Cả hai: Xin chàoooooo

Hideha: Ủa hình như chúng ta không có thêm từ tiếng Việt nào mới nhỉ? 

Munakata:  Ừ nhỉ 

Hideha: Anh vẫn chưa thuộc à(^^;)

Munakata: Cô có nhớ được từ nào chưa? 

Hideha: Tôi đã tra thử rồi! 

Munakata: Cô tra từ gì? 

Hideha:  Vì đã thuộc được Konichiwa rồi nên tôi đã tìm hiểu về Sayonara trong tiếng Việt. 

Munakata: Vậy nói như thế nào? 

Hideha: Uhm… tôi không nhớ ra 

Munakata: …..

Hideha: …..

Munakata: (Thôi khó quá bỏ qua) Nào giờ thì vào bài thôi, lần trước chắc hẳn các bạn đã xem qua Video hướng dẫn múa “Điệu múa mùa xuân”, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bước tiếp theo. 

Hideha: Đúng vậy. Ở kỳ trước tôi đã giới thiệu về các cách sử dụng quạt phổ biến trong điệu múa truyền thống. Ban đầu sẽ khó khăn nhưng một khi đã tập luyện nhiều, các bạn sẽ dần quen. À mà tôi thắc mắc, múa kiếm của Samurai thì không sử dụng quạt sao? 

Munakata: Có chứ! Với những màn trình diễn quy mô, để tăng độ hoành tráng thì nghệ sĩ cũng dùng cả quạt nữa! 

Hideha: Ồ tôi hiểu rồi, vậy các anh sử dụng như thế nào? 

Munakata: Về cơ bản các kỹ thuật dùng quạt đều dựa trên Nihon Buyo, có điều trên sân khấu của Samurai thì quạt còn là đạo cụ giả định cho vũ khí như dao găm. Có thể gọi đó là “quạt sắt” và bắt đầu chém đối phương bằng chiếc quạt đó. Nói chung phương pháp sử dụng cũng rất đa dạng. 

Hideha: Quạt sắt nghe có vẻ đầy sức mạnh nhỉ. Tôi hơi sợ rồi *cười* Nghệ nhân múa truyền thống cũng dùng quạt như một thanh kiếm trong một số bài diễn, vì vậy sẽ có nhiều điểm chung với bài múa kiếm của Samurai. Vậy thì xem ra quạt là dụng cụ được sử dụng nhiều trong nghệ thuật truyền thống nhỉ!

Munakata: Đúng rồi đấy. Vừa tiện lợi vừa đa năng nhỉ. Nếu quen cách dùng quạt thì bài múa sẽ đa dạng hơn rất nhiều. 

Hideha: Vậy “làm quen” với quạt là điều nên làm!! 

Munakata: Chính xác! Vô cùng quan trọng đấy.

Hideha:  Về bài học nghệ thuật lần này, chúng ta sẽ giới thiệu cho độc giả điều gì?

Munakata: Trong bài “Múa kiếm mùa xuân” tôi định sẽ giới thiệu về cách chém và tư thế cầm kiếm. Nhưng trước hết các bạn cần thuần thục cách cầm kiếm đã. 

Hideha: Bài múa trông thật là ngầu! Cảm giác dễ chịu như giải tỏa được căng thẳng ra khỏi cơ thể vậy! 

Munakata: Còn theo tôi thấy Nihon Buyo lại như mang một vẻ thần bí trong những động tác uyển chuyển. 

Hideha: Có lẽ vậy! Tuỳ vào điệu múa cũng có kiểu khỏe khoắn, động tác mạnh nhưng với “Vũ khúc mùa xuân” lần này thì đa phần lại mang cảm giác luyến tiếc khi nhớ về người yêu.

Munakata: Uhm… Nghĩ về người mình thích à…. Luyến tiếc à… Trước đây tôi cũng có nghĩ qua, lúc múa trông cô khác lúc nói chuyện ghê *cười lớn*

Hideha:  Ồn…ồn ào quá(><)(Tôi rất hay bị nói như vậy…)

Munakata: Hình như cô ấy giận rồi nên chúng ta nhanh chóng vào bài học các bạn nhé! *cười*

 

?Vũ khúc mùa xuân ②?

?Ichihana Hideha?

Các bạn đã xem Video toàn bộ điệu múa của tôi trên nền nhạc “Sakurairo Maukoro” của ca sĩ Mika Nakajima chưa?  Trong ấn phẩm lần này tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về tư thế múa cơ bản đó là cách dùng quạt và cách bước đi. Video hướng dẫn cụ thể sẽ nằm trong Link cuối bài, các bạn nhớ click xem nhé! ☆

Cách vũ công nữ bước đi

Cách bước đi sẽ phụ thuộc vào vai diễn. Ví dụ nếu vào vai trẻ em thì chân sẽ dang rộng, bước đi hoạt bát, còn bà lão sẽ bước chậm hơn,… Ngoài ra còn tùy thuộc vào địa vị, nghề nghiệp như Geisha (Nghệ giả), Yujo (Du nữ),… mà có sự khác biệt. 

Vì vậy tôi sẽ giải thích điểm cơ bản chung trong cách bước đi. 

Đầu tiên, đứng ở tư thế cơ bản (xem lại bài trước: https://vn.japo.news/contents/van-hoa/truyen-thong/121770.html). Tóm lại, vừa giữ eo (Trong trạng thái hạ thấp trọng tâm) vừa không cho đầu và Obi di chuyển lên xuống, bắt đầu bước đi.

Cách bước đi quan trọng đến nỗi một số giáo viên múa chỉ cho học sinh tập cách đi trong buổi học đầu tiên. Phương pháp tập luyện rất đa dạng, như đặt sách trên đầu và quan trọng là giữ thăng bằng sao cho có thể vừa đi vòng quanh sân tập vừa không làm rơi sách. Để bước đi thật đẹp không hề đơn giản chút nào phải không? Trong bài múa Vũ khúc mùa xuân, vai diễn của tôi là một cô gái trẻ, vì vậy tôi sẽ di chuyển nhẹ nhàng và khép hai đầu gối lại với nhau để tạo nên vẻ nữ tính. Các bạn có thể hãy check Video và thử thách theo tôi nhé!

Cách cầm quạt

Trong đoạn đối thoại, các bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của quạt trong Nihon Buyo rồi phải không? Nhờ có quạt mà điệu múa trở nên sinh động và đẹp mắt hơn. 

Lần này, tôi sẽ giải thích một trong những cách cơ bản để cầm quạt, gọi là “Taira Mochi”.

Đầu tiên bạn vươn các đầu ngón tay và chỉ Thiên (天), sau đó lật úp bàn tay xuống, ngón cái vẫn giữ cán quạt. (Đây là bước chuẩn bị để bước sang điệu múa quạt cơ bản gọi là Kaname Gaeshi (lật quạt) được giới thiệu dưới đây)

Lưu ý khi cầm quạt, hãy giữ các ngón tay và cổ tay một cách mềm mại. Nếu cổ tay quá cứng nhắc sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của quạt, vì thế hãy để ý cổ tay khi múa nhé.

 

Cách múa quạt cơ bản 

Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu cách múa quạt cơ bản từ Taira Mochi đến Kaname Gaeshi. Bí quyết để múa quạt đẹp là phải tuân theo tiết tấu, chiếc quạt tự nhiên sẽ tạo ra quỹ đạo khi chúng ta vung lên. Đặc biệt ở hình 4, chúng ta không giơ thẳng quạt lên mà sẽ hơi nghiêng cổ tay về phía sau và xoay quạt một lần theo chuyển động tròn. Mới đầu có lẽ sẽ hơi khó khăn nhưng nếu tập luyện thuần thục thì bạn có thể bắt kịp tiết tấu. 

1/ Cầm quạt theo kiểu Taira Mochi (cầm thẳng).

2/ Di chuyển ngón cái về phía ngón trỏ và giữ quạt giữa ngón cái và ngón trỏ.

3/ Vừa xoay quạt về bên trái vừa giơ ngón giữa ra, các ngón còn lại hạ xuống.

4/ Giữ nguyên tư thế và nâng lên và xoay quạt lại giống như đang di chuyển lên trên đầu.

5/ Xoay tà quạt sang bên phải bằng cách kẹp ngón giữa và ngón trỏ lại. Khi di chuyển quạt đến trước mặt thì hạ tà quạt xuống bằng ngón giữa và ngón trỏ. 

Bài học nghệ thuật trong Nihon Buyo kỳ này sẽ dừng lại tại đây, hẹn gặp các bạn trong kỳ cuối của chuỗi bài học về “Vũ khúc mùa xuân” nhé! 

 

Múa kiếm mùa xuân ②

?Munakata Tatsuki?

Các bạn đã luyện tập thử theo những gì tôi đã hướng dẫn trong phần đầu của bài “Múa kiếm mùa xuân” chưa? 

Tuỳ theo kịch bản múa nhưng cách dễ nhất để luyện tập là hãy tưởng tượng ra hình ảnh một người gần gũi với mình. Đây là một trong những điểm hấp dẫn của múa kiếm, bạn có thể áp dụng chúng vào thế giới mà bạn muốn. Đó có thể là nhân vật tưởng tượng hoặc thần tượng mà bạn ngưỡng mộ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đặt cho tôi bằng cách gửi mail về địa chỉ: [email protected]. Ngày nào đó, khi tôi đến Việt Nam, tôi rất mong có cơ hội đấu kiếm cùng bạn, những ai đang xem bài viết này. Nghĩ đến đó thôi tôi đã rất hồi hộp lắm rồi. Đó cũng là động lực phấn đấu giúp tôi chăm chỉ luyện tập. 

Nào, không sướt mướt nữa chúng ta cùng đến với phần hướng dẫn cách cầm kiếm. Đầu tiên, tôi sẽ giới thiệu tên của từng bộ phận trên Katana cho các bạn! Hãy quan sát hình ảnh:

Tsuka Gashira: Đốc kiếm

Tsuka: Chuôi kiếm

Tsuba: Kiếm cách 

Saya : Bao kiếm 

Sageo: Dây buộc kiếm

Kojiri: Đáy bao kiếm 

Katana là vũ khí cầm bằng hai tay. Bài học lần trước tôi đã giới thiệu các bạn đến bước rút kiếm ra khỏi bao rồi, các bạn còn nhớ chứ? Tiếp theo giữ nguyên tư thế dùng tay phải nắm dưới kiếm cách và tay trái nắm chặt lấy chuôi kiếm. 

Tư thế cầm kiếm giống như hình 


Nhờ cách cầm này, phạm vi tấn công và sức mạnh cơ thể sẽ được tối đa hóa trên thanh kiếm. Ngoài ra, thanh Katana diễn trên sân khấu có thể là loại to và đẹp hơn loại mà tôi đang minh họa. Tùy thuộc vào trường phái kiếm thuật và kỹ thuật, bạn có thể cầm kiếm như hình dưới đây. Với cách này, người dùng sẽ kiểm soát kiếm một cách tinh tế hơn, tay cầm cũng trông uyển chuyển hơn và tạo ra được đường kiếm tựa như một dòng chảy. 


Thêm vào đó, tùy thuộc vào kỹ thuật, bạn có thể chuyển đổi vị trí của tay phải và tay trái. 

Cách cầm kiếm là kiến thức cơ bản trong bài múa kiếm, vì vậy các bạn hãy cố gắng ghi nhớ nhé! 

Từ khi khai sinh đến nay, Katana đã trải qua sự mài giũa của rất nhiều bậc tiền nhân về cả VÕ THUẬT lẫn TẠO HÌNH, nhờ đó rèn nên kỹ và nghệ. Giờ đây, nếu nghĩ đến những kiến thức được truyền lại hoặc đã thất truyền, chúng ta mới thấy được không có thước đo trong việc dùng Katana, vì thế những phán xét như: “Tư thế cầm kiếm này hơi kỳ”, “Điều này là sai”, “Điều này là đúng” hoàn toàn mang tính chủ quan.

Vì thế bạn có thể tiến lên mỗi ngày và mở rộng thế giới quan của mình để lựa chọn những gì phù hợp với bạn và thực hành nó. Nếu ý thức được điều đó, bạn sẽ có thể kết nối Katana với đời sống hiện tại. 

Vậy là bài học nghệ thuật phần 2 cũng đã kết thúc. 

Hẹn gặp các bạn vào bài học tháng 3/2021

 

JAPO
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: