Bài học nghệ thuật: Điệu múa mùa xuân (phần 3)
Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống Nhật Bản vươn xa ra toàn thế giới, JAPO đang cùng hai nghệ nhân Nhật Bản tạo nên một chuỗi các bài học về nghệ thuật. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là diễn viên chuyên vào vai các Samurai. Nếu bạn cũng yêu thích các bộ môn nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời Mọc, đừng bỏ qua Series này nhé! Lần này chúng ta sẽ đến với bài học nào đây!?
<Tán gẫu trước khi vào bài>
Cả hai: Xin chào!!
Munakata: Gần đây có vẻ nhưng chúng ta đã chào hỏi ăn ý hơn rồi nhỉ.
Hideha: Có vẻ như vậy nhỉ!
Munakata: Chị Hideha này, tôi vừa nhớ được một từ mới
Hideha: Là từ gì thế?
Munakata: Hãy bắt chước
Hideha: ???
Munakata: Hãy bắt chước!
Hideha: H…ay bat chu.. có nghĩa là gì?
Munakata: Có nghĩa là hãy làm giống như tôi vậy. Nếu chúng ta đến Việt Nam thì chúng ta sẽ cho các bạn thưởng thức múa kiếm và múa truyền thống, đồng thời cho các bạn trải nghiệm thực tế phải không nào?
Hideha: Tất nhiên rồi!
Munakata: Vì vậy lúc đó nếu chúng ta không nói lưu loát tiếng Việt thì ít nhất cũng nên nói được “Hãy bắt chước”
Hideha: Ồ có thể cùng làm việc với nhau nhỉ *cười*
Munakata: Đúng vậy *cười*
Lần này, là bài học cuối cùng trong chuỗi bài học “Múa kiếm mùa xuân và vũ khúc mùa xuân”.
Hideha: Vâng.
Munakata: Vậy thì còn chờ gì nữa, vào bài thôi nào!
Cả hai: Hãy bắt chước
Vũ khúc mùa xuân (phần 3)
Chúng ta cùng vào bài học cuối cùng của Series điệu múa về mùa xuân nhé.
Qua bài viết này tôi muốn chia sẻ cho các bạn một số điểm chính trong tư thế múa của Nihon Buyo. Thông qua bài viết, tôi mong rằng có thể giúp các bạn hiểu hơn về Nihon Buyo – Một nét văn hoá nghệ thuật đậm chất Nhật Bản.
Quạt giấy trong Nihon Buyo diễn tả những điều gì?
Có lẽ không có nghệ nhân nào múa mà không sử dụng quạt cả. Nihon Buyo và quạt giấy có mối liên hệ không thể tách biệt
Vậy rốt cuộc quạt giấy diễn tả điều gì mà quan trọng đến thế?
Có rất nhiều sự vật, hiện tượng có thể được diễn tả chỉ qua một chiếc quạt như: thư, gương, sáo, kiếm, dù, mưa, gió…
Trong một ca khúc chỉ bằng một chiếc quạt, các nghệ nhân có thể diễn đạt nhiều điều.
Nói cách khác, nếu bạn không xử lý chiếc quạt một cách tinh tế thì những gì bạn đang thể hiện với chiếc quạt sẽ không thể truyền tải đến người xem. Ví dụ, trong “Sakurairo Mau Koro”, hình ảnh những tán cây đung đưa, hai người cùng nhìn nhau qua chiếc quạt giấy cánh hoa rơi bay lượn trong gió,… Nếu bạn có thể tưởng tượng ra những hình ảnh đó thì chuyển động của cơ thể và quạt sẽ tự nhiên hơn, ánh nhìn cũng chuẩn xác hơn.
Sử dụng quạt như một chiếc dù
Sử dụng quạt như một bông hoa
Sử dụng quạt như chiếc gương soi
Dùng động tác để diễn tả là gì?
Phong cách múa của tôi sẽ kiểu như suy nghĩ về nhân vật, phong cảnh hay câu chuyện trong bài hát rồi bắt đầu múa. Những nghệ nhân mà tôi đã gặp cũng đều giống như vậy. Những ca khúc có lời bài hát sẽ giúp nghệ nhân dễ tưởng tượng hơn những ca khúc không lời, trường hợp này họ phải vận dụng thế giới quan của mình để sáng tạo ra điệu múa. Hay nói cách khác, nghệ nhân múa cũng có điểm chung với các nhà sáng tác.
Vì vậy, thông thường khi chỉ dạy một động tác tôi phải giải thích cả ý nghĩa của động tác đó nữa.
Tôi nghĩ rằng nhờ vậy mà có thể đưa cảm xúc cũng như màu sắc cá nhân vào bài múa.
Tất nhiên, để diễn đạt được những cảm xúc đó, cũng có nhiều bí quyết từ cách sử dụng cơ thể (ví dụ cách huơ cánh tay thật nửa tay) đến góc độ, hình dáng… Nếu được xem một điệu múa vừa kết hợp nhuần nhuyễn những bí quyết về kỹ thuật, vừa chứa đựng chiều sâu cảm xúc thì chắc chắn tôi sẽ bị hút hồn và lạc vào thế giới mà nghệ nhân đó tạo ra.
Có thể dùng cả cơ thể?
Có lẽ nhiều bạn sẽ có ấn tượng rằng Nihon Buyo là một kiểu múa chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng thật ra điều đó hoàn toàn không đúng.
Giữ được tư thế đẹp, hạ thân dưới, kiểm soát được đầu ngón tay, ngón chân, hay sử dụng được tứ chi trong cơ thể.
Thậm chí với những bài hát chậm, nghệ nhân Nihon Buyo cũng phải tốn nhiều sức lực, đổ nhiều mồ hôi. Hơn thế nữa, với những bài có tiết tấu nhanh hay có những điệu múa mạnh mẽ thì càng cần đến nhiều sức hơn nữa. Đằng sau ánh hào quang nơi sân khấu là những buổi khổ luyện của các nghệ nhân, tập đi tập lại nhiều đến nỗi Yukata hay Kimono cũng vắt ra được mồ hôi. Tóm lại, Nihon Buyo cũng là “cuộc chiến thể lực”, nên kể cả tôi cũng phải thường xuyên đến phòng Gym để rèn luyện cơ thể.
Vì vậy, trong Nihon Buyo,chúng ta cần tưởng tượng bằng trí óc, và diễn tả những suy nghĩ bằng cả cơ thể của mình.
Vậy là bài hướng dẫn múa Vũ khúc mùa xuân đến đây là kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn trong điệu múa chào mùa hè ở kỳ sau!
?一花奈 秀波?
Xem lại phần 1
Bài học nghệ thuật: Vũ điệu mùa xuân (phần 1)
Xem lại phần 2
Bài học nghệ thuật: Điệu múa mùa xuân (phần 2)
Múa kiếm mùa xuân (phần 3)
Bắt đầu nào, bài hướng dẫn cuối cùng trong chuỗi bài “Múa kiếm mùa xuân”.
Kỳ trước, trong Video tôi đã hướng dẫn cho các bạn về 2 cách chém gọi là: Makkou Giri và Dougiri. Lần này tôi sẽ giới thiệu tiếp các cách chém khác trên ấn phẩm để các bạn dễ nắm hơn. Đó là Kesagiri.
Đây là cách chém xéo hướng từ vai trái qua lưng phải.
Thông thường, “Kesagiri” được thực hiện từ các động tác cơ bản như “Jotan” và “Hasso”, nhưng tôi sẽ giải thích chi tiết các chuyển động cơ bản ở những lần tiếp theo.
Để các bạn dễ hình dung tôi đã vẽ đường quỹ đạo của cách chém này. Các bạn chém xéo từ trên xuống theo đường màu vàng, lưu ý đừng chém ngang mà hãy chém xéo nhé!
Mách nhỏ với các bạn là cách mặc áo cà sa (áo mặc chéo qua vai) của các sư thầy cũng xuất phát từ cách gọi “Kaesa” này.
Trong bài [Múa kiếm mùa xuân] có một động tác Kaesagiri xuất hiện luân phiên từ trái sang phải và từ phái sang trái. Kỹ thuật này gọi là Yamagata (hình ngọn núi). Lý do người ta đặt tên này là vì đường kiếm như vẽ ra hình tam giác trông tựa như một ngọn núi. Tuy nhiên lúc tập động tác Kaesagiri nên lưu ý đừng để lưỡi kiếm đập trúng nhé.
“Kaesagiri” và “ Yamagata” là hai cái tên khá dài, tuy nhiên chỉ cần liên tưởng đến hai hình ảnh sư thầy và ngọn núi, có lẽ giúp bạn dễ thuộc hơn.
Trường hợp bạn không có kiếm, hãy tận dụng một chiếc gậy gỗ để luyện tập, và chú ý người xung quanh khi luyện nữa nhé. Nếu có dịp trình diễn bài múa này, hãy chia sẻ khoảnh khắc đó với tôi và Japo. Và đừng quên xem qua Video bài học để hiểu sâu hơn nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
?Munakara Tatsuki?
Xem Video tại đây ↓↓↓
☆Kết☆
Munakata: Vậy là bài học cuối cùng của chuỗi bài múa mùa xuân đã kết thúc rồi, chị Hideha hãy nói gì đó với các bạn đi!
Hideha: Vâng, bài múa quạt lần này quả thật không hề đơn giản. Thông thường, các bạn mới tập sẽ dùng tay không để múa để cơ thể trở nên mềm mại trước đã.
Munakata: Thì ra là vậy.
Hideha: Vâng, tôi đã chọn bài múa có độ khó cao để bắt đầu. Nhưng đừng nản chí, vì đây là bí quyết để làm quen với Nihon Buyo tốt nhất, trải qua rèn luyện cơ thể sẽ thích nghi và quen dần với nhịp điệu múa.
Nếu không có quạt giấy, bạn có thể sử dụng sổ tay nhé!
Munakata: Tôi hiểu rồi!
Hideha: Còn múa kiếm thì sao rồi?
Munakata: Đầu tiên, các bạn hãy vui vẻ cảm nhận bài múa kiếm trên nền nhạc. Múa kiếm bắt đầu từ sự vui vẻ mà. Ở kỳ sau, tôi dự định sẽ mang đến bài múa kiếm mùa hè cho các bạn, sẽ có thêm một Samurai nữa đấu kiếm cùng tôi.
Hideha: Tôi cũng đang phân vân về bài múa mùa hè.
Munakata: Vì có nhiều điều muốn chỉ cho các bạn phải không?
Hideha: Đúng vậy… Tôi có muốn thỉnh cầu nho nhỏ, các bạn hãy đề xuất bài hát làm nhạc nền cho bài múa mùa thu và đông của chúng tôi bằng cách điền tên bài hát vào link sau nhé!
Munakata: Hy vọng các bạn sẽ cho chúng tôi thật nhiều gợi ý!!
Hideha: Và cuối cùng…
Cả hai: Tạm biệt!
JAPO