Bài học nghệ thuật: Điệu múa – Múa kiếm mùa hè (phần 1)
Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống Nhật Bản vươn xa ra toàn thế giới, JAPO đang cùng hai nghệ nhân Nhật Bản tạo nên một chuỗi các bài học về nghệ thuật. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là diễn viên chuyên vào vai các Samurai. Nếu bạn cũng yêu thích các bộ môn nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời Mọc, đừng bỏ qua Series này nhé! Lần này chúng ta sẽ đến với bài học nào đây!?
<Tán gẫu trước khi vào bài>
Cả hai: xin chào!!
Hideha: Vậy là lại gặp các bạn trong số tháng 4. Từ tháng 1 – tháng 3 chúng ta đã cùng luyện tập điệu múa mùa xuân rồi. Và từ kỳ này chúng ta sẽ đến Series tiếp theo về…
Điệu múa mùa hè và…
Munakata: Múa kiếm mùa hè. Tháng 4,5,6 chúng ta cùng luyện tập hai bài múa mùa hè nhé. Đến tháng 7 và tháng 8 chúng ta có thể thành thạo và biểu diễn cho mọi người xem. Vậy chị sẽ múa bài gì?
Hideha: Bài hát tên là 『Kingyo Hanabi – 金魚花火』Về đạo cụ múa thì lần trước tôi đã dùng quạt giấy rồi nên lần này muốn dùng khăn Tenugui.
Munakata: Tại sao chị lại chọn bài Kingyo Hanabi?
Hideha: Mùa hè khiến chúng ta liên tưởng đến pháo hoa phải không?
Munakata: “Bùm” như vậy phải không?
Hideha: Đúng vậy! Pháo hoa là biểu tượng truyền thống của mùa hè mà. Vừa mang lại cảm giác háo hức nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt! Tình yêu của cô gái trong bài hát này cũng vậy, tình đơn phương như tia sáng rực rỡ rồi tắt lụi.
Ảnh: https://www.pakutaso.com/20180817243post-17276.html
Munakata: Quả là bài hát mang nhiều nỗi niềm nhỉ. Còn Tenugui là gì ấy nhỉ?
Hideha: Lần này tôi sử dụng Tenugui như một đạo cụ loại nhỏ. Vốn dĩ chức năng của Tenugui là khăn lau mồ hôi hay lau tay, nhưng Tenugui đã phát triển thành một phần của Nihon Buyo.
Munakata: Ồ tôi hiểu rồi. Nghe cũng rất thú vị.
Hideha: Cảm ơn anh. Còn đấu kiếm thì sao?
Munakata: Lần trước tôi đã độc diễn nên bài múa kiếm nghiêng về “múa” nhiều hơn. Còn lần này tôi sẽ tái hiện lại cuộc chiến 1 đấu 1 của hai Samurai.
Hideha: Nghe ngầu quá
Munakata: Không chỉ kịch bản ngầu thôi đâu, lần này còn có sự góp mặt của một anh chàng siêu ngầu đó. Để tôi mời nhân vật này xuất hiện.
Cả hai: (Vỗ tay)
Yamamoto: Xin chào!!
Munakata: Mặc dù không phải lần đầu tiên anh Yamamoto xuất hiện trong các dự án của Japo, có lẽ nhiều bạn đã quen mặt, nhưng chúng ta vẫn sẽ nhiệt liệt hoan nghênh anh.
Yamamoto: Tôi sẽ cố gắng!
Cả hai: Trông cậy cả vào anh
Munakata: Vậy thì đến lúc chúng ta vào bài rồi!
Hideha: Đúng rồi đấy
Munakata: Vậy thì cùng hô nào!
Hideha: Anh Yamamoto, anh đã thuộc “từ đó” chưa?
Yamamoto: Cân hết(Thực ra thì tôi có ghi lên bảng rồi)
Cả ba: Hãy bắt chước!
Điệu múa mùa hè (phần 1)
Qua các bài học trước liên quan đến “Điệu múa mùa xuân” , các bạn đã hiểu thêm và có hứng thú hơn với nghệ thuật truyền thống Nhật Bản chưa? Chúng tôi rất vinh hạnh vì có thể mang nền nghệ thuật nước nhà ra khỏi lãnh thổ đến gần hơn với bạn bè quốc tế, đặc biệt là các bạn Việt Nam. Nào chúng ta cùng bước vào chuỗi 3 bài học với chủ đề “Điệu múa mùa hè” nhé! Với chủ đề này, chúng tôi sử dụng khăn tay (Tenugui), thay vì quạt giấy như điệu múa mùa xuân. Nếu bạn không có loại khăn này, có thể dùng khăn mặt thay thế. Nhắc đến mùa hè, không thể không nhắc đến pháo hoa. Lễ hội pháo hoa được tổ chức ở nhiều địa phương Nhật Bản vào mùa này. Ngoài ra, đây cũng là dịp để gia đình hay bạn bè cùng tụ tập, vừa chơi pháo hoa vừa nhâm nhi món thịt nướng ngoài trời. Nào là pháo hỏa tiễn, nào là pháo Nezumi, hay pháo Senko,… pháo hoa được yêu thích đến nỗi trở thành một biểu tượng truyền thống của mùa hè.
Ảnh: https://www.pakutaso.com/20120818216post-1791.html
Pháo hoa được bắt đầu với mục đích cầu nguyện cho dịch bệnh qua đi, mang lại hy vọng và năng lượng cho mọi người. Lúc bắn lên, pháo hoa tỏa sáng lộng lẫy đẹp tuyệt trần, nhưng vẻ rực rỡ đó biến mất trong một khoảnh khắc sau đó vụt tắt trên bầu trời đen kịt. Để lại cho người xem cảm giác tiếc nuối, mong manh… Đó là một trong những lý do khiến người Nhật yêu thích pháo hoa mùa hè. Bài hát “Kingyo Hanabi” là bài hát về một cô gái mang trong mình tình yêu không thể nguôi ngoai. Vừa nghĩ về người con trai tôi yêu vừa tạo ra những điệu múa trong bài. Hãy vừa thưởng thức vừa liên tưởng đến sự mềm mại uyển chuyển của đôi vây cá vàng và sự mong manh như những đợt pháo hoa nhé.
Mong rằng các bạn sẽ yêu thích và luyện tập theo.
Tenugui?
Cũng giống như quạt giấy, Tenugui cũng được xem là đạo cụ múa dạng nhỏ. Thông thường Tenugui được làm từ vải Cotton nhưng trong Nihon Buyo, trọng lượng và sự dẻo dai của Tenugui được đặc biệt chú ý, vì thế mà chất liệu vải cũng được thay đổi sao cho phù hợp. Chúng tôi sử dụng Tenugui làm từ vải Kimono vì chất vải khó nhăn và không co rút.
Ngoài ra lúc luyện tập, chúng tôi sử dụng một loại khác làm từ polyester. So với nhiễu thì giá thành giặt ủi rẻ hơn nhưng độ linh hoạt lại không bằng và khi đội lên đầu lại rất dễ tuột xuống. Tenugui có nhiều mẫu khác nhau, họa tiết trên khăn thể hiện được nghề nghiệp và địa vị.
Lần này tôi sử dụng khăn Tenugui Chirimen nhuộm một nửa để thực hiện bài múa.
Cách cầm Tenugui cơ bản?
1 .Không nắm chặt mà chỉ cầm hờ
Nếu nắm chặt quá thì chuyển động sẽ trở nên thô cứng, vì vậy cần cho người xem thấy được vẻ nữ tính bằng cách kẹp khăn thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên tùy theo cảm xúc của vai diễn mà cũng có những cảnh như vò khăn hoặc túm chặt lấy khăn. Ngoài những trường hợp đặc biệt thì về cơ bản hãy cầm Tenugui một cách thật nữ tính nhé.
2. Đừng để lộ mu bàn tay khi cầm
Cho khán giả thấy được mu bàn tay, đồng nghĩa với vị trí cầm Tenugui đang thấp và gây cảm giác mệt mỏi. Đưa ngón trỏ và ngón giữa của bạn ra ngoài và gập ngón cái vào để giấu mu bàn tay. Giữ khăn ở phía bên trong và kẹp như hình.
3. Ý thức rõ về chuyển động của Tenugui
Khi luyện tập Nihon Buyo, bạn cần ý thức và vận dụng cơ thể từ đỉnh đầu đến gót chân. Và tất nhiên, cả khi sử dụng đạo cụ, bạn cũng cần để ý đến từng chuyển động của nó. Cụ thể trong trường hợp này, hãy để ý những chuyển động mà Tenugui vẽ ra. Với những động tác mạnh mẽ cũng vậy, bạn hãy tưởng tượng như thể Tenugui chứa đựng linh hồn và dồn cả trái tim vào đó nhé.
Cách múa với Tenugui?
Trong「Điệu múa mùa hè」tôi sẽ vắt khăn qua đầu và ngậm lấy khăn che đi nửa khuôn mặt như hình số 2, đôi khi sẽ choàng qua đầu như hình số 1. Kiểu múa này vừa giúp giữ được khăn vừa tạo được sự thu hút thần bí. Đối với kiểu che đi nửa khuôn mặt, bạn nên chú ý đừng để lộ hết cả môi trên nhéSử dụng Tenugui trong Nihon Buyo rất phổ biến, giống như quạt giấy, Tenugui diễn tả nhiều sự vật như gương soi, lá thư, đàn Shamisen, tấm rèm Noren.
Hình 1 (trái) – Hình 2 (phải)
Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong kỳ tới.
?一花奈 秀波?
Xem lại Vũ điệu mùa xuân phần 1
Bài học nghệ thuật: Vũ điệu mùa xuân (phần 1)
Xem lại phần 2
Bài học nghệ thuật: Điệu múa mùa xuân (phần 2)
Xem lại phần 3
Bài học nghệ thuật: Điệu múa mùa xuân (phần 3)
Múa kiếm mùa hè (phần 1)
Khác với bài múa kiếm mùa xuân là bài độc diễn, trở lại với múa kiếm mùa hè tôi sẽ cùng biểu diễn với một Samurai khác. Ở đây có hai điểm các bạn cần lưu ý:
1. Nhìn vào mắt đối phương, vừa giao tiếp vừa chuyển động
2. Đừng tự vung kiếm lung tung
Mặc dù tôi gọi đây là bài múa kiếm nhưng chúng ta có thể tưởng tượng như một trận đấu hai người với mũi Katana hướng vào nhau. Vì thế hai bạn phối hợp ăn ý để tránh xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn. Khác với độc diễn, chúng ta sẽ không tự làm bản thân mình nổi bật mà sẽ tạo ra sự thu hút cho bạn diễn và di chuyển một cách an toàn.
Đừng quên nhé!
“Nếu bạn nhìn vào những điều như vậy trong cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể nhận thấy một niềm hạnh phúc nhỏ mà bạn chưa nhận thấy trước đây.
Thông qua nghệ thuật, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho thế hệ bây giờ những điều quan trọng mà chúng ta đang dần lãng quên”
Nào, chúng ta cùng vào nội dung chính.
Đầu tiên bạn cần hiểu được rằng hai mũi kiếm hướng vào nhau chưa chắc đã là một trận chiến.
Trong một trận chiến, kẻ địch hoặc chính bạn sẽ bị thương, vậy nên nếu thế giới không còn đấu tranh thì sẽ hạnh phúc biết bao. Thế nhưng trên thực tế con người có nhiều lúc phải vùng dậy, chẳng hạn như khi bị cướp đi người quan trọng nhất, vật quan trọng nhất bị vấy bẩn. Có những lúc bạn phải đứng ra chống lại những kẻ gây chuyện không đáng có. Cuộc đấu kiếm này là câu chuyện về hai samurai có sức mạnh và niềm tự hào để vượt qua nỗi bất an và sợ hãi khi họ buộc phải lựa chọn chiến đấu. Và việc phải lựa chọn giữa đấu tranh hoặc chịu đựng đó không chỉ đến với samurai mà còn với chúng ta đang sống trong hiện tại. Như công việc, chuyện tình cảm, thi cử… Khi đưa ra một quyết định, hãy vượt qua những lo lắng để thực hiện bước đầu tiên. Nó không khác gì một trận chiến mang tính sống còn và lòng kiêu hãnh trong trận chiến mà các samurai đang gánh vác.
Đối mặt với kẻ địch, trước hết hãy đọc suy nghĩ của họ, sau đó rút kiếm và tiến lại gần. Trước khi trận chiến bắt đầu hãy di chuyển chậm rãi, nhìn lại mối quan hệ, cảm xúc hỉ nộ ái ố, tất cả những gì chất chứa trong cuộc sống của người kia. Đừng quan tâm đến thiện và ác, chỉ nhìn thẳng vào lòng tự tôn và sinh mệnh của nhau. Đó là cảm giác hồi hộp thực sự của cuộc đấu kiếm mùa hè này và cốt lõi của những gì chúng ta nên học thông qua trận chiến của Samurai.
Xem hướng dẫn chuyển động cụ thể qua Video nhé. Bài học lần này có lẽ khá cứng nhắc nhưng tôi mong rằng có thể cùng các bạn phát triển hơn nữa về kỹ năng cũng như tâm hồn qua những bài hướng dẫn.
?Munakara Tatsuki?
Xem Video tại đây ↓↓↓
Chee