Nghệ sĩ Nhật hướng dẫn múa truyền thống trên nền nhạc “Bèo Dạt Mây Trôi” (phần 2)
Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống Nhật Bản vươn xa ra toàn thế giới, JAPO đang cùng hai nghệ nhân Nhật Bản tạo nên một chuỗi các bài học về nghệ thuật. Chị Ichihana Hideha hiện là nghệ nhân kiêm giáo viên dạy múa truyền thống hay còn là Nihon Buyo. Anh Munakata Tatsuki là diễn viên chuyên vào vai các Samurai. Nếu bạn cũng yêu thích các bộ môn nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời Mọc, đừng bỏ qua Series này nhé! Lần này chúng ta sẽ đến với bài học nào đây!
<Tóm tắt phần trước>
Hai nhân vật chính trong bài diễn lần này là một Samurai cũng đồng thời là người chồng (Munakata), và người vợ (Hideha). Một ngày nọ, Samurai nhận được mệnh lệnh phải tiêu diệt một người (Yamamoto thủ vai). Cách đầu tiên là sự lưu luyến của người vợ không nỡ để chồng ra trận, lo chồng một đi không trở về. Người vợ vừa ôm lấy thanh Katana vừa bất lực tiễn chồng ra trận với nhiều cảm xúc phức tạp.
Người vợ tin vào lời hứa: “Chắc chắn ta sẽ trở về” của chồng nên đã kìm nén cảm xúc của mình và buồn bã tiễn chồng đi.
Nỗi bất an ngày một lớn hơn khi thời gian cứ trôi dần.
Liệu chồng có thật sự trở về?
Cứ thế, ngày qua ngày đợi chồng về.
Bất giác người vợ gọi tên chồng nhưng không có ai trả lời.
Nhìn thấy thanh kiếm gỗ của chồng, người vợ liền ông chặt lấy.
Trái với cảm xúc nhớ mong của người vợ cứ dừng ở buổi sáng chồng ra trận, thời gian vẫn cứ trôi, gió vẫn thổi và cảnh vật bốn mùa lại thay áo…
Đến khi nhận ra thì một thời gian dài đã qua đi, khi nào chồng mới về?
Ngẩng lên bầu trời người vợ tự hỏi…
---------------
Đến đây chúng ta kết thúc nội dung phần 2 với diễn biến tâm trạng chính của người vợ. Chi tiết về điệu múa trong Nihon Buyo hãy xem tiếp video dưới đây nhé.
Điểm khó của phần 2 đó là bạn sẽ thấy sự khắc hoạ nội tâm của người vợ lại có hình bóng của người chồng cùng xuất hiện. Đây là một cách diễn đạt sự nhớ mong, “bóng dáng của chồng luôn ở trong lòng vợ”, khắc khoải ngày đêm. Hay một cách hiểu khác là hai diễn viên đang chia sân khấu làm hai phần trước và sau. Phía trước là nơi vợ chờ chồng, phía sau là chiến trường nơi chồng đang đánh địch.
Các bạn đã nắm được chưa?
Vậy thì, hẹn gặp lại các bạn trong phần cuối của Bài học nghệ thuật: Bèo dạt mây trôi được đăng tải vào tháng 9 nhé.
Xem lại bài múa:
https://vn.japo.news/contents/van-hoa/truyen-thong/129978.html