Đã từng có thời đại mà phụ nữ Nhật “bạo” thế này cơ đấy

Vào thời đại xa xưa việc đàn ông lén nhìn nội y của phụ nữ được cho là một hành động bản lĩnh. Thế nhưng đã từng có một thời gian, đàn ông không cần nhìn lén mà phụ nữ Nhật đã từng cố tình “phơi” cả nội y ra ngoài. Vì vậy nếu bạn nghĩ rằng phụ nữ ngày nay táo bạo hơn xưa thì có lẽ bạn đã nhầm rồi.

Văn hoá nhìn trộm nội y được cho là bắt đầu từ thời đại Edo khi trang phục chính của mọi người là Kimono. Nhiều bạn đọc đến đây có lẽ sẽ thắc mắc Kimono có cả nội y bên trong sao, thế nhưng câu trả lời là có. Thậm chí so với những thời đại trước, nội y dành cho Kimono vào thời Edo đã từng rất hưng thịnh.

Thời Edo gọi Kimono (khác với Yukata nhé) là Kosode (小袖), trái ngược Kimono của gia đình quý tộc gọi là Oosode (大袖). Hai loại áo này khác nhau ở phần cổ tay áo lớn hay nhỏ.

Trên thực tế, những Bộ Kosode đã được sử dụng như một dạng Kimono sang trọng gọi là Junihitoe (十二単) dành cho những gia đình quý tộc, đồng thời cũng là nội y trong trang bị của những Samurai cấp cao.

https://intojapanwaraku.com/culture/122635/

Lúc bấy giờ, bên dưới những lớp áo Kimono sặc sỡ, đồ lót mà các cô gái sử dụng lại có phần khá đơn giản. Ban đầu chỉ là những bộ Kosode màu trắng tinh nhưng càng ngày các cô gái càng ưa chuộng những bộ nội y có thêu hoa và nhuộm nhiều màu sắc. Ý thức về thời trang nội y của các cô gái Nhật Bản có lẽ được hình thành từ thời gian này.

Xu hướng này được chia làm 2 loại:

Loại thứ nhất là loại dành cho các tiểu thư nhà danh gia vọng tộc và được phát triển như dạng nội y của trang phục gọi là Uchikake (áo cưới truyền thống của cô dâu Nhật Bản).

Loại thứ hai, từ đồ lót phát triển lên thành trang phục mặc ngoài của dân thường, sao lại có cảm giác giống như mặc đồ lót ra đường vậy nhỉ… Cũng từ sự phát triển này mà từ Kiru mono (着る物), người ta mới gọi tắt thành Kimono như bây giờ. Trong thời đại hoà bình bền vững như thời Edo, Kosode bắt đầu có những biến đổi lớn. Những thương nhân, người trong thị trấn bắt đầu phát đạt, có của ăn của để hơn, vì thế nhu cầu ăn ngon mặc đẹp trở nên phổ biến. Đặc biệt, trang phục gần như đại diện cho mức sống của người dân, vì vậy những người có tiền chi mạnh tay hơn cho quần áo. Cũng từ đây mà kỹ thuật thêu nhuộm trang phục của thời này cũng phát triển mạnh mẽ.

Thế nhưng, trái ngược với sự sung túc của dân thường, tầng lớp Samurai, đặc biệt là Mạc Phủ lúc bấy giờ ngày càng khánh kiệt. Vì thế chính phủ quyết định đưa ra luật cấm xa xỉ. Ngay cả màu sắc trên quần áo của dân chúng cũng bị giới hạn lại.

Tuy nhiên, sau tất cả ham muốn khoe khoang của cải của nhà giàu cũng không hề dừng lại. Họ bắt đầu đưa những nét đặc sắc của Kimono ẩn vào bên trong, chẳng hạn như thay đồ lót bằng những tấm vải mỏng gọi là Juban. Juban có màu sắc sặc sỡ và thêu hoạ tiết bắt đầu trở nên thịnh hành. Và thế là thời đại của nội y sặc sỡ ra đời.

Những cô gái thời đó diện Juban như hình dưới đây.

 

Những chiếc áo lót Juban sặc sỡ nửa hở nửa kín ở cổ, tay và chân của các cô gái càng khiến các chàng trai thời này không khỏi xao xuyến. Cảm giác như các họ đang cố tình đùa cợt đấng mày râu vậy. Qua bài viết này, có lẽ nhiều nam giới sẽ mơ ước được một lần quay lại thời Edo để ngắm nhìn nội y một cách đường hoàng. Vậy nên, thế mới nói đừng nghĩ rằng các cô gái thời xưa không “bạo” nhé. Bởi vì nhu cầu về thời trang tồn tại ở bất kỳ thời đại nào khi cuộc sống của con người trở nên dư dả.

Kengo Abe
Xem thêm: