Số phận hẩm hiu của các Ashigaru (lính sĩ) trong lịch sử Nhật Bản
Samurai trong tưởng tượng của mọi người có phải là những anh chàng điển trai, chính nhân quân tử… ? Thế nhưng, nếu được một lần quay trở lại thời kỳ của Samurai, bạn hãy mơ trở thành bậc tướng sĩ lẫm liệt trên sa trường, đừng để bản thân trở thành lính bộ binh (gọi là 足軽 – Ashigaru), vì số phận hẩm hiu của những Samurai thuộc cấp bậc này sẽ khiến bạn hối hận đấy.
Cùng JAPO tìm hiểu qua câu chuyện của những lính bộ binh thời Edo nhé!
http://www.bb.soma.or.jp/~sk-masa/page_thumb61.html
Ashigaru là gì? – Đây là cách gọi của những binh lính ở cấp bậc thấp nhất, tồn tại ở thời Heian đến Edo. Họ dễ dàng bỏ mạng trong chiến tranh và thậm chí bị xem như “vật tư tiêu hao” trong quân đội. Nhìn vào bức ảnh trên bạn có thể nhìn thấy trang bị của họ khá thô sơ, chẳng khác gì những đứa trẻ nhà nông tập làm lính vậy. Nhiều người trong số họ vốn xuất thân từ những người nông dân thời Chiến Quốc, trải qua nhiều trận chiến họ trở về quê hương nhưng không có đất đai của riêng mình nên thường sẽ mượn đất từ những phú hộ gọi là Nanushi (名主) để canh tác nông nghiệp.
Mỗi năm họ phải đóng thuế đất cho các Nanushi, thời này gọi khoảng tiền này là Nengu (年貢). Thời đại này thay vì nộp tiền, các Nanushi sẽ thu các sản phẩm nông nghiệp như gạo…, thế nhưng nếu càng nhiều nông dân trở thành lính bộ binh thì thu nhập của những Nanushi này sẽ giảm xuống, vì vậy họ tìm nhiều cách để sắp xếp số lượng nông dân nhập ngũ. Trong lực lượng nông dân cũng phân ra hai loại, những người chuyên tâm canh tác và những người chuyên ra trận
Thời này trong các nhà nông dân cũng có cả kiếm nên họ sẽ tự mang theo, còn áo giáp sẽ được cho mượn. Việc ăn uống của họ cũng khá kham khổ, họ sẽ mang phần cơm của 3 ngày đi, “thực đơn” cũng vô cùng giản dị là cơm khô, mận muối, Miso hong khô. Từ ngày thứ 4 sẽ được ăn cơm mà quân đội cung cấp.
Cơm khô mà họ phải ăn trong suốt 3 ngày trông như hình sau:
Được biết, loại cơm này có thể bảo quản trong 20 năm, ngay cả bây giờ khi có động đất hay thiên tai xảy ra thì món này vẫn được nhiều người sử dụng làm lương thực. Và nếu thêm nước vào thì cơm sẽ thành cháo nên nếu không đủ thức ăn thì có thể nấu thành cháo để chia nhỏ phần gạo và lấp đầy bao tử. Trong tình trạng thiếu thốn lương thực là vậy, những lính bộ binh vẫn phải đi bộ trên đường núi, nếu chẳng may ngã xuống vì hạ huyết áp đi nữa thì cũng sẽ bị bỏ mặc. Trên đường hành quân, có không ít người phải bỏ mạng khi còn chưa đến được chiến trường.
Người ta nói rằng khi hành quân trong điều kiện khắc nghiệt này, tình hình trên chiến trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp tế thực phẩm, từ đó dẫn đến việc nhiều binh lính bỏ mạng vì đói.
Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/144070
Cuốn sách “Zouhyo Monogatari” đóng vai trò như một cuốn sách giáo khoa kể về những lính bộ binh thời Samurai, trong đó có viết:
“Họ sẽ phải nhặt bất cứ thứ gì khi vào lãnh thổ của kẻ thù.
Ngay cả lá cây thông cũng có thể ăn được bằng cách cho vào nước nấu thành cháo”.
Tuy nhiên, thức ăn chưa phải là tất cả, ngay cả nước uống cũng vô cùng thiếu thốn. Một khi thay đổi địa điểm thì chất lượng nước cũng thay đổi theo, vì vậy mà nhiều binh lính không quen uống sẽ xảy ra tình trạng đi ngoài. Mà đã đi ngoài liên tục thì cơ thể lại càng cần được cung cấp nước. Hoặc việc xảy ra thường xuyên đó là trúng độc nguồn nước do uống phải nước giếng mà địch đã trộn thuốc độc. Những ngày may mắn tìm thấy sông ngòi thì uống nước từ sông, nhưng cũng có khi phải lấy nước bùn lọc bằng tấm vải rồi uống.
Số phận hẩm hiu của các binh lính bộ binh chưa dừng lại trên đường hành quân, một khi đến được chiến trường họ phải trở thành những quân tốt dẫn đầu, việc bị thương là không thể tránh khỏi. Trên chiến trường cũng có thầy thuốc nhưng chỉ chữa trị cho những Samurai cấp cao mà thôi, làm sao đến lượt những “con tốt” bé nhỏ chứ.
Thế mà tương truyền, trong tầng lớp lính bộ binh cũng có một số phương pháp tự chữa trị ví dụ như nếu bị chém thì bôi nước tiểu vào, hay nếu xuất huyết trong thì lấy phân ngựa pha loãng với nước rồi… uống.
Lính bộ binh là một công việc khó khăn đến cực hạn, nhưng xuất thân từ tầng lớp nông dân, có một người đã vươn lên và trở thành Samurai số 1 Nhật Bản đó là Toyotomi Hideyoshi. Thế nhưng đó là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử. Ngoài ra, các Ashigaru bình thường chỉ có thể chịu chung một số phận vô cùng đáng thương mà thôi…
Liệu bạn có muốn trở thành một Samurai như vậy sau khi đọc qua bài viết này?
Kengo Abe