Người Nhật làm gì vào tiết Đông chí – Ngày ngắn và đêm dài nhất trong năm?

Tiết/ Ngày Đông chí – 冬至(Touji) là một trong 24 tiết khí trong một năm, một quan niệm về thời tiết bắt nguồn từ Trung Hoa và được nhiều quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam và Nhật Bản sử dụng để đồng bộ các mùa. Đông chí năm nay rơi vào ngày 22/12.

Theo cách tính của Trung Quốc thì trong 24 tiết khí sẽ bao gồm 12 tiết khi và 12 trung khí trong một năm. Đặc biệt, trong trung khí quan trọng nhất là 2 chí và 2 phân (二至二分), cụ thể là Đông chí, Hạ chí, Xuân phân và Thu phân. Trong tiết khí có 4 “lập” quan trọng nhất là lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông.

Ngày Đông chí là ngày ngắn nhất trong năm và đêm dài nhất ở Bắc bán cầu. Đây được xem là ngày mà sức mạnh của mặt trời yếu nhất trong năm, vì vậy ở Nhật vào tiết Đông chí người ta cũng kỷ niệm bằng nhiều hình thức. Trong đó có phong tục ăn bí đỏ và ngâm mình trong bồn tắm Yuzu (quả thanh yên, loại quả cùng họ với cam, chanh) với hy vọng một năm sức khỏe dồi dào,

Về tập tục tắm trong bồn tắm Yuzu, người Nhật tin rằng với những công dụng trong loại trái cây này như cung cấp Vitamin C, tăng sức đề kháng, phòng bệnh cảm, nếu ngâm mình hoặc dùng quả Yuzu chà lên cơ thể thì sức khoẻ sẽ được cải thiện hơn. Ngoài ra hương của Yuzu còn giúp thư giãn và xua đi những điều không tốt. Được biết đây là tập tục có từ thời Edo (1603-1868).

Ngoài ra, việc ăn bí đỏ (kabocha) cũng là một nét truyền thống vào ngày Đông chí. Trong những loại rau sinh trưởng vào mùa Đông, bí đó là loại rau có sức sống mạnh mẽ, trong đó cũng chứa rất nhiều Vitamin giúp cơ thể chống chọi với mùa đông.

Ngày Đông chí còn được gọi là “一陽来復 (Ichiyo raifuku)” hiểu nôm na là ngày mà vận may sẽ trở lại. Hay còn có thể hiểu là đón chờ mùa Xuân ấm áp sắp đến và mùa Đông dài tăm tối qua đi.

Chee
Xem thêm: