Đám cưới của người Nhật.

Về cơ bản thì Nhật Bản hay Việt Nam khi tổ chức lễ cưới hầu hết đều chọn ngày lành tháng tốt và thuê địa điểm để tổ chức tiệc cưới, nhưng về các nghi thức thì sẽ có những sự khác nhau.

Để tránh gặp phải bỡ ngỡ trong trường hợp bạn được mời tham dự một lễ cưới của người Nhật, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những nghi thức này diễn ra như thế nào nhé!

1. Lời mời.

sport_top20

Đối với người Việt thì thiệp mời sẽ được gừi khi gần đến ngày đám cưới (khoảng từ 1 đến 2 tuần lễ), nhưng với người Nhật thì việc gửi lời mời gần sát ngày tổ chức hôn lễ như vậy mang ý nghĩa “xin đừng tham gia” vì vậy bạn hãy chú ý vấn đề này nhé.

Với người Nhật thông thường họ sẽ mời khách trước thời gian tổ chức tiệc cưới từ 2 đến 3 tháng. Vì số chỗ ngồi của khách tham dự sẽ được tính toán và sắp xếp trước, nên khi bạn nhận được 1 thiệp mời tham dự lễ cưới, bạn cần hồi âm lại việc bạn có thể tới dự được hay không.

2. Trang phục

Bạn chú ý không mặc quần Jean, áo khoác hoặc đi giày thể thao nhé.

Các khách mời nam tham gia lễ cưới sẽ mặc áo sơ mi, quần tây đen, thắt cavat trắng cùng với giày tây.

matome_20150410161750_5527791e33bc6-png

Đối với phụ nữ thì đơn giản hơn, có thể mặc các trang phục thông thường dùng cho các buổi tiệc hoặc cũng có thể mặc Kimono đều được.

3. Tiền mừng.

Tiền mừng là một phong tục mà dù ở Việt Nam hay Nhật bản đều không thể thiếu trong mọi lễ cưới.

Thông thường, nếu là lễ cưới của bạn bè thì tiền mừng trung bình là 30000 yên ( khoảng 6 triệu đồng). Một điều rất quan trọng là số tiền mừng này cần được gói trong một loại phong bì đặc biệt gọi là shugi-bukuru có bán ở các cửa hàng tiện lợi, bạn sẽ viết tên của mình ở mặt trước của phong bì.

m140

Theo phép lịch sự bạn nên tặng tiền mới, không bị nhăn hay có nếp gấp. Khi tới bữa tiệc, bạn trao phong bì cho người ngồi ở bàn tiếp khách và ký tên mình vào sổ khách mời.

Khác với tiệc cưới của người Việt là khi ra về các khách mời sẽ nhận được một một phần quà lưu niệm mang về (hikidemono) thường là bộ dụng cụ làm bếp  (dao, bát, đũa …), hay các đồ dùng gia đình khác.

4. Xúc động rơi nước mắt trong tiệc cưới.

Có lẽ đây là điểm khác nhau nhiều nhất giữa tiệc cưới của người Nhật và người Việt.

cuoi-1

Trong phần phát biểu của cô dâu và chú rể, họ sẽ đọc 1 lá thư mà đã viết sẵn trước đó. Nội dung lá thư là kể về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ từ khi họ được sinh ra cho đến hiện tại, mọi người sẽ lắng nghe, cảm nhận những điều đó. Không những các bậc cha, mẹ cũng như mọi người xung quanh mà ngay cả cô dâu, chú rể cũng sẽ cảm động bậc khóc trong giờ phút ấy.

5. Bữa tiệc thứ hai

Vì trong đám cưới có sự tham dự từ những người lớn tuổi của họ hàng hai bên, những người có cấp bậc cao trong công ty, cơ quan… nên đa số người Nhật sẽ tổ chức một buổi tiệc thứ hai sau tiệc cưới,  dành riêng cho những người trẻ tuổi.

cuoi-2

Trong buổi tiệc này những người trẻ tuổi sẽ “quẩy” nhiệt tình và hết mình cùng với nhau. Cũng có nhiều trường hợp những đôi trai gái đã gặp gỡ, quen biết rồi tiến tới hôn nhân từ những buổi tiệc như thế này.

Bạn cảm nhận nhế nào về những nghi lễ trong tiệc cưới này?

Tùy vào từng vùng, từng quốc gia sẽ có những phong tục và nghi thức khác nhau, nhưng nhìn chung đó đều là ngày hạnh phúc nên chúng ta hãy tham gia vui vẻ và chúc mừng cho họ nhé.

Kengo Abe

1

Tổ chức đám cưới ở Nhật

Những điều chưa biết về đám cưới ở Nhật Bản

Chàng kỹ sư người Nhật quyết tâm cưới gái Việt

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: