Kabuki – Nghệ thuật văn hoá đặc sắc của Nhật Bản

Kabuki là thể loại kịch nổi tiếng của của Nhật Bản ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển thịnh hành nhất vào thời kỳ Edo (1603-1868) , Kabuki cùng với kịch Noh và kịch rối Bunraku là 3 loại hình nghệ thuật sân khấu đặc trưng, nổi tiếng nhất đất nước Nhật Bản.

kich-1

Theo sử sách ghi lại rằng Kabuki được sáng tạo ra từ một người phụ nữ tên IZUMONO OKUNI, bà đã lấy ý tưởng từ kịch Noh ( loại kịch cổ mang mặt nạ ) và Huryu ( một lễ hội văn hoá của Nhật ).

Ðặc trưng chủ yếu của kịch Kabuki thể hiện qua nghệ thuật hóa trang, phục trang, múa và nhạc cụ. Tất cả các nhân vật đều do diễn viên nam đảm nhận, trong đó nghệ thuật hóa trang cũng được qui định màu sắc riêng biệt, điển hình như nhân vật nam là màu đỏ tươi, còn màu đỏ hồng thì dành cho nhân vật nữ. Về phần môi sẽ được chú trọng khi hóa trang gọi là “xẻ môi” hay “chia môi” chứ không phải là đánh môi như thông thường mọi người hay trang điểm.

7

Sau khi hóa trang với nhiều lớp mặt nạ làm bằng dầu thực vật và thanh hương liệu… nhân vật nam sẽ có gương mặt trắng xanh, còn nhân vật nữ thì gương mặt trắng bệch. Cùng với đó là mái tóc giả đội kín đầu, điều này sẽ làm cho những người xem không thể biết được gương mặt thật đằng sau lớp hoá trang ấy là như thế nào. Nghệ thuật  hóa trang sẽ giúp người xem nhận biết được tính cách tốt xấu của từng nhân vật trong vở diễn.

Ngoài ra, trong Kabuki còn có một số kiểu hóa trang như làm mặt xanh để thể hiện cho các linh hồn, mặt nâu hay xám thể hiện cho vai diễn con vật, ma quỷ. Những nét vẽ trên mặt của diễn viên cũng giúp thể hiện tâm trạng nhân vật tốt hơn, đặc biệt là những cảm xúc mãnh liệt như đau khổ, nóng giận…

kich-3

Trang phục cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp diễn viên thể hiện tốt và hoàn thành vai diễn của mình trọn vẹn. Trong Kabuki trang phục được thiết kế  theo những bộ Kimono truyền thống. Để thắt được một chiếc đai cho bộ trang phục của vő sĩ Samurai, diễn viên phải nhờ đến ít nhất là hai nhân viên phục trang hỗ trợ giúp cho mình.

kich-4

Sự sinh động của Kabuki còn tùy thuộc âm nhạc và vũ đạo. Âm nhạc với bộ dụng cụ gõ đơn giản nhưng đó lại là “linh hồn” phụ họa cho phần diễn xuất của diễn viên.

Còn về phần vũ đạo thì các diễn viên phải thể hiện điệu múa Henge, sự mạnh mẽ của nam giới pha trộn cùng sự dịu dàng mềm mại của nữ giới trong điệu múa này cùng với việc phải mặc trên người bộ trang phục cồng kềnh càng làm cho các động tác trở nên khó khăn hơn gấp bội.

kich-5

Nét khác biệt của Kabuki với các loại kịch khác là “ Mie “, Một diễn viên Kabuki tài năng được thể hiện qua cách mà anh ta diễn đạt sao cho bộc lộ lên tất cả cảm xúc nhân vật thông qua điệu bộ và động tác. Cảm xúc mãnh liệt của nhân vật phải được đưa ra hết ở những thời điểm cao trào, kịch tính của vở kịch. Những cảnh diễn Mie phải làm cho các khán giả theo dõi trầm trồ khen ngợi và thích thú thì mới được xem là một vở diễn thành công.

Về sau này kịch Kabuki đã được phát triển và trình diễn tại nhiều nước Châu Âu, châu Á … Hiện nay hàng năm còn có rất nhiều cuộc thảo luận về nghệ thuật kịch Kabuki được tổ chức, thậm chí tại nhiều nước phương Tây, một số tổ chức chuyên nghiên cứu về Kabuki đã ra đời.

Nếu một ngày đẹp trời người “ấy” rủ bạn đi xem Kabuki thì bạn sẽ nghĩ như thế nào nhỉ?

Hải Âu

1

Một ngày như mọi ngày của các Geisha

“Nhạc kịch” game Biohazard tại Tokyo

Cùng xem nghệ thuật kịch múa “Kabuki”?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: