Takoage- chơi thả diều ở Nhật

Thả diều được du nhập vào Nhật Bản từ đất nước Trung Quốc từ thời Heian (794-1185), và rất thịnh hành trong thời Edo (1603 – 1868). Chúng xuất hiện dưới rất nhiều hình dạng , bao gồm cả diều 4 cạnh và 6 cạnh, những hình vẽ trên diều thường là những hình vẽ chữ và hoa văn truyền thống.

Người ta tin rằng, vào thời kỳ Heian, diều được dùng để trao đổi tin tức, nó dễ dàng băng qua các hào lũy vào sâu bên trong các thành trì được canh gác nghiêm ngặt.

Diều truyền thống Nhật Bản được làm từ những vật liệu như tre, giấy, ở mỗi địa phương có những kiểu sáng tạo diều khác nhau, đa dạng phong phú.

Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của diều có lẽ là thời kỳ Edo, giá diều đắt đỏ nên chỉ có tầng lớp quý tộc mới có tiền mua, sau này chúng được mở rộng cho cả dân thường.

Với sự phát triển của kỹ thuật in bằng bản khắc đã tạo ra vô số cánh diều với những bức tranh rực rỡ sắc màu.

Thời phong kiến, diều được yêu thích đến nỗi người dân thường thả chúng trên vùng đất của Samurai, vì người dân có cảm giác họ có thể  kiểm soát ông chủ của mình.

Hiện nay, diều được thả vào các dịp lễ hội bởi người ta tin rằng diều bay cao sẽ là điềm tốt lành. Mùa chơi diều của trẻ con vùng Kanto là vào dịp tết đầu năm Shougatsu, lúc này gió lạnh từ phương bắc thổi lên, giúp diều có thể bay cao mà không cần tốn nhiều công sức.

Hàng năm, vào ngày 5 tháng 5 ( Lễ hội các cậu bé), các ông bố bà mẹ viết tên con trai của họ lên cánh diều với hi vọng đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và tài giỏi.

Diều được thả để tránh tai ương, cánh diều trang trí bộ mặt của ma quỷ để cầu mong an lành cho gia đình, chống chọi bệnh tật, điều bất hạnh.

Một nét đặc trưng khác của người chơi diều đó là ai cắt đứt được dây của đối phương là người chiến thắng.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, điện thoại thông minh ra đời, trò chơi dân gian mất sức hút, thêm việc số lượng địa điểm có thể thả diều ngày càng ít đi do đô thị hóa, môn thả diều bị lãng quên.

Kiếm được một địa điểm thả diều là việc hết sức khó khăn.

Để bảo toàn trò chơi dân gian lâu đời này, tại một số trường học người ta bắt đầu mở các lớp ngoại khóa về làm đồ thủ công mỹ nghệ dạy cách làm diều.

Hơn nữa, tại các địa phương khắp nơi trên đất nước Nhật, hằng năm tổ chức sự kiện thi thả diều độc đáo, với những kiểu dáng mới lạ, thú vị, giúp cho truyền thống chơi diều không bị mai một.

Takahashi

15 trò chơi khăm cực thâm nho chỉ Nhật Bản mới nghĩ ra

“kagome, kagome” – Trò chơi kinh dị

Trò chơi học đường “Bẫy băng keo”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: