Judo- Nhu đạo Nhật Bản
Võ thuật Nhật Bản phong phú với nhiều môn phái khác nhau, trong võ thuật nói chung, không chỉ riêng kỹ thuật chiến đấu mà việc hình thành nhân cách, rèn luyện thể chất và tâm hồn cũng được chú trọng. Trong đó có Judo hay còn gọi là “nhu đạo” là một môn võ có nguồn gốc chính thống và hoàn toàn từ đất nước mặt trời mọc. Vì thế Judo in đậm nét phong cách và triết lý nhân sinh của người Nhật .
Võ Judo do tổ sư Kano Jigoro là người sáng lập ra sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jujitsu (nhu thuật).
Jujitsu là một môn võ chiến đấu mang tính sát thương cao, được các Samurai chuyên dùng để hạ sát đối thủ . Vì vậy nên võ sư Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Judo không dùng binh khí mà sử dụng các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, khoá tay và chân đối phương.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Judo và Jujitsu là sự phối hợp tinh thần và kỹ thuật. Judo được xây dựng trên một nền tảng triết lý hoàn chỉnh và có chương trình luyện tập khoa học. Mục đích của người luyện tập Judo là sống hoà nhập với thiên nhiên và vũ trụ. Chữ Do (Đạo) trong cái tên Judo là chỉ đạo lý này. Với tiêu chí “lấy nhu thắng cương” có thể nói, Judo chính là đỉnh cao của sự tinh tuý hoà nhập cùng nét văn hoá đặc trưng của xứ sở phù tang.
Trong quá trình phát triển Judo, võ sư kano chú tâm đến việc đưa các yếu tố văn hóa truyền thống của người Nhật vào môn võ này. Điển hình như trước và sau trận đấu hai võ sĩ phải cúi đầu chào nhau để thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương.
10 năm sau khi ra đời, võ đường của võ sư Kano tiếp nhận khoảng 1.000 võ sinh theo học, sau sau đó Judo nhanh chóng được truyền bá rộng rãi. Năm 1932, môn võ này được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường học ở Nhật Bản và trở thành môn võ thịnh hành khắp cả nước. Không dừng lại ở đó, tổ sư Kano còn truyền bá rộng rãi Judo ra thế giới. Vào cuối năm1920 Judo đã có mặt tại 24 quốc gia trên khắp thế giới.
Năm 1938, khi Judo ở đỉnh cao của sự phát triển được nhiều người biết đến và theo học, thì lúc này tổ sư Kano qua đời ở tuổi 79. Trải qua một thời gian sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1951, liên đoàn Judo Quốc tế được thành lập và Judo trở thành môn thể thao được phép tranh tài trên các đấu trường quốc tế.
Judo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1954 do công của nhà sư Thích Tâm Giác, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm lúc bấy giờ. Sau đó Judo nhanh chóng được nhiều người Việt yêu thích và tập luyện vì thích hợp với các động tác nhẹ nhàng khéo léo của môn võ này.
Thời buổi này, ra ngoài mà có chút “nghề” lận lưng thì hữu ích lắm đấy các bạn.
Hải Âu
Sumo – Nét văn hóa truyền thống Nhật Bản.