Sự thật ít ai biết về Thần đạo

Thần đạo (Shinto) là tôn giáo bản địa của người dân Nhật Bản, lịch sử hình thành của nó cũng lâu đời như chính đất nước này vậy. Ngày nay Thần đạo, cùng với Phật giáo và Thiên chúa giáo, là 3 tôn giáo chính ở đất nước Mặt trời mọc. Hầu hết những ai quan tâm đến văn hóa Nhật Bản sẽ biết điều này, nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu được những điều phức tạp đã tạo nên Thần đạo và tín ngưỡng của nó?

Không giống các tôn giáo khác như Đạo thiên chúa, Đạo hồi hay Đạo phật… chỉ tin vào một vị thần tối cao, Thần đạo theo đường lối “đa thần giáo”, nghĩa là có rất nhiều các vị thần. Chữ Shin (thần) là để phân biệt giữa con người với những thần linh mà họ tin vào, chứ không nhằm chỉ một vị thần cụ thể nào cả.

Các tín đồ Thần đạo quan niệm rằng “Thần” luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian, nếu ai có lòng tin sẽ có thể cảm nhận được điều này.

Một trong những đức tin của Thần đạo là “lời hay ý đẹp” nếu được nói ra đúng lúc đúng chỗ, thì sẽ có thể mang lại cho mọi người những điều tốt đẹp. Họ cũng quan niệm rằng, không có gì  là tuyệt đối, mọi thứ đều chỉ mang tính tương đối.

Họ tin rằng con người có bản chất là hướng thiện, còn những điều xấu xa là do những thần “xấu” xúi dục. Vì thế, mục đích các nghi lễ của Thần đạo là xua đuổi những điều xấu xa đi. Điều này thể hiện rõ qua lễ tẩy trần, cầu nguyện và hiến tế.

Bản chất đặc trưng của Thần đạo là tự do tín ngưỡng, không ép buộc bất cứ ai tham gia, nên số lượng người theo đạo này trên thế giới rất nhỏ và gần như tất cả đều sinh sống ở Nhật. Người theo Thần đạo có thể cầu nguyện sự phù hộ từ các vị thần bằng nhiều cách khác nhau, họ có thể cầu nguyện ở chùa, nhà thờ, tại nhà hoặc bất cứ một nơi nào mà họ tâm linh rằng có các vị thần tồn tại nơi đó.

Lễ hội lớn nhất của Thần đạo là Lễ hội mùa màng (Matsuri), được tổ chức vào dịp Tết và các vụ trồng lúa. Vào dịp Matsuri mọi người cùng nhau đánh trống, nhảy múa và uống rượu sakê. Ở nhiều khu phố lớn, Matsuri còn có ý nghĩa là gợi lại tinh thần của các tín đồ và giúp họ đoàn kết thắt chặt các mối quan hệ với nhau, đây cũng là một trong những lý do giúp cho người dân xứ sở mặt trời mọc được xem là 1 trong những dân tộc có truyền thống đoàn kết nhất trên thế giới.

Có thể đức tin trong lòng tôi và bạn không giống nhau, nhưng điểm chung của chúng ta, đó là mong muốn cho bản thân và mọi người xung quanh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hải Âu

Lễ hội Chichibu, đến hẹn lại lên!

Lễ hội Torinoichi (酉の市) – lễ hội gà trống

Lễ hội Gi On ở Kyoto

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: