Nhà sư Nhật: Hoàn thành hoặc chết?
Vùng núi phía đông bắc bên ngoài thành phố Kyoto, Nhật Bản có một ngọn núi tên là Hiei.
Từ xa bạn có thể nhìn thấy hàng loạt ngôi mộ không tên nằm rải rác khắp nơi trên núi. Đây là mộ của những thiền sư phái Tendai, những người đã không hoàn thành được thử thách có tên gọi là Kaihogyo. Vậy Kaihogyo là thử thách gì mà đã đánh gục hàng loạt nhà sư kiên cường đó? Và liệu chúng ta có thể học được gì từ nó?
Đi tìm sự giác ngộ
Tendai, một trường phái của đạo Phật ở Nhật Bản, tin rằng trạng thái giác ngộ của đạo Phật có thể đạt được ở kiếp này, nhưng chỉ bằng cách “từ bỏ cực độ” . Hành động cao nhất của từ bỏ cực độ đó là việc hoàn thành “thử thách Kaihogyo”.
Những nhà sư tham gia thử thách này còn được gọi là “nhà sư marathon”. Tuy nhiên, Kaihogyo là chặng đường gian khổ hơn một cuộc marathon gấp ngàn lần.
Thử thách Kaihogyo
Kaihogyo là một thử thách 1.000 ngày diễn ra trong thời gian 7 năm.
Năm 1 : Đi bộ 30km/ngày trong 100 ngày liên tiếp.
Năm 2 : Đi bộ 30km/ngày trong 100 ngày liên tiếp.
Năm 3 : Đi bộ 30km/ngày trong 100 ngày liên tiếp.
Năm 4 : Đi bộ 30km/ngày, lần này là trong 200 ngày liên tiếp.
Năm 5 : Đi bộ 30km/ngày trong 200 ngày liên tiếp.
Năm 6 : Đi bộ 60km/ngày trong 100 ngày liên tiếp.
Năm 7 : Đi bộ 84km/ngày trong 100 ngày liên tiếp. Sau đó, đi bộ 30km/ngày trong 100 ngày cuối cùng.
Ải cuối cùng
Để có thể được công nhận là đã vượt qua thử thách, thì những nhà sư phải vượt qua được ải cuối cùng là , họ sẽ ở trong 1 căn phòng tối suốt 9 ngày liền mà không có thức ăn, nước uống và không được ngủ.
Ý nghĩa của việc này là để cho họ cảm nhận ranh giới gần nhất giữa “sự sống và cái chết”. Một khi hoàn tất thử thách, họ được vimh danh là những “Bồ tát sống”.
Ở đất nước Nhật Bản xưa, những nhà sư có một vị trí đặc biệt ở tòa án, và chỉ có họ được phép mang giày khi gặp mặt Thiên hoàng.
Ngày nay, những người hoàn tất thử thách sẽ được mọi người xưng tụng và nổi tiếng khắp cả đất nước.
Thế nhưng, vấn đề khó khăn nhất của thử thách Kaihogyo đó chính là “Hoàn thành, hoặc chết”.
Ngày thứ 101 định mệnh
Trong 100 ngày đầu tiên, các nhà sư có quyền rút khỏi thử thách Kaihogyo. Tuy nhiên, từ ngày 101 trở đi, họ không thể rút lui được nữa.
Kể từ thời điểm này các nhà sư bắt buộc phải hoàn thành thử thách Kaihogyo, hoặc là… tự kết liễu cuộc đời mình .
Chính vì như thế, mỗi nhà sư đều mang theo một sợi dây thừng hoặc một lưỡi gươm ngắn, trong suốt quá trình vượt ải gian nan.
Trong khoảng 200 năm qua, chỉ có 46 nhà sư đã vượt qua và hoàn thành thử thách này. Phần còn lại, đều đã phải bỏ mạng, và xác của họ nằm rải rác khắp ngọn núi Hiei.
Tại sao họ phải làm khổ bản thân?
Trong cuộc sống nếu muốn biết năng lực của chính bản thân, thì điều tốt nhất là nên đặt ra một thử thách xem mình có thể vượt qua được hay không?
Kaihogyo là một cách để có thể cảm nhận được giới hạn, sức chịu đựng của con người nói chung, và những nhà sư nói riêng.
Ngoài ra, việc đi trong 1000 ngày sẽ cho họ nhiều thời gian để suy nghĩ về cuộc sống, nó cũng giống như một kiểu “thiền” nhưng bằng cách di chuyển.
Đừng bao giờ từ bỏ
Sư thầy Genshin Fujinami đã vượt qua Kaihogyo
“ Cuộc sống là phải đương đầu, đừng bao giờ chạy trốn bản thân. Hãy sống mỗi ngày như thể đó là toàn bộ cuộc đời của bạn. Nếu bạn bắt đầu một điều gì đó, thì hãy cố gắng hết sức có thể, nếu vượt qua thì bạn sẽ thành công, cho dù thất bại thì ít ra bạn cũng đã can đảm đối diện và biết được năng lực của chính mình”.
Hy vọng sẽ có nhiều nhà sư vượt qua thử thách Kaihogyo, cũng như những nét văn hoá , truyền thống kỳ bí và ấn tượng nhất trên thế giới này, rồi sẽ không bị mọi người lãng quên.
Bạn đã có mục tiêu nào cho bản thân của mình chưa?
Hải Âu
Bí ẩn thuật ướp xác sống Sokushinbutsu của nhà sư ở Nhật Bản
Lợi nhuận “không tưởng” từ các ngôi chùa
Bạn có biết: Nhật Bản có ngôi đền cổ, cứ đến khấn là chữa được bệnh… trĩ