Thế nào là “một cái chết đẹp” ?
Là con người, ai cũng phải trải qua Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Dù giàu sang hay nghèo khó, dù ở thân phận, địa vị nào thì ở cuối con đường đợi họ chính là “cái chết”.
Với nhiều người Việt Nam, chết là kết thúc một cuộc đời, là lìa bỏ hết tất cả, nói vui theo kiểu dân dã thì: “chết là hết nợ”. Còn theo quan niệm của Phật giáo, chết là sự chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác, là khởi đầu cho sự sống mới.
Dù quan niệm thế nào, điều quan trọng vẫn là thái độ của mỗi người trước cái chết. Bạn sẽ bình thản đón nhận hay sợ hãi lẩn trốn?
Với người Nhật Bản, nếu là “một cái chết đẹp” họ sẽ bình thản tiếp nhận. Còn không phải, họ xem như cả cuộc đời khi sống đều bị phủ định hoàn toàn, trở thành vô nghĩa.
Như các bạn đã biết, loài hoa Sakura chỉ nở rồi rụng trong một tuần, là thời gian đẹp nhất khi nở, khoe vẻ đẹp hoàn mỹ nhất, bất chợt một cơn gió thổi qua cuốn theo cánh hoa rơi xuống đất.
Hình ảnh đó đẹp tựa như cái chết của một võ sĩ đạo mổ bụng tự sát để bảo toàn danh dự. Đó chính là lý do người Nhật yêu thích hoa Sakura.
Nơi nào có nhiều người chết thì ở đó hoa anh đào nở rất đẹp.
Vậy “cái chết đẹp” với họ là như thế nào?
Khi sống, họ được là chính mình, sống không hổ thẹn với lương tâm. Lúc cái chết cận kề, họ không cố chấp hay làm điều gì xấu mà bình thản đón nhận. Và sự ra đi của họ không làm phiền người ở lại.
Như trong chiến tranh, khi bị đối phương công kích, dồn vào đường cùng, những người lính của đội quân cảm tử Kamikaze đã mổ bụng tự sát để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, an toàn của người thân, chứ không đơn thuần là tự sát hay hình phạt cực đoan nào đó.
Với người Nhật, đó là “một cái chết đẹp”.
Trong lịch sử Nhật Bản, vị đại tướng Nogi Maresuke là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho quan niệm “cái chết đẹp”. Khi còn nhỏ, đại tướng Nogi là một học sinh quậy phá. Trong một lần phạm lỗi, bị thầy giáo trách phạt, ông đã định tự sát vì danh dự (người Nhật trọng danh dự đến cực đoan). Thái tử Mutsuhito (tức Thiên Hoàng Minh Trị) nhận thấy tài năng bên trong ông nên đã ngăn ông lại.
Cuối cùng, tướng Nogi đã trở thành vị anh hùng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905. Khi Thiên Hoàng Minh Trị qua đời, ngay trong năm đó, ông đã mở bụng tự sát để tỏ lòng trung thành với vua.
Ông viết thư gửi đến gia đình, bạn bè, đặt ảnh Thiên Hoàng ở trước mặt rồi rạch hình chữ thập trên bụng bằng kiếm Katana, tự mổ bụng và chết.
Vợ của ông cũng dùng dao tự sát cùng ông.
Đây là bức ảnh chụp đại tướng Nogi Maresuke vào cái ngày họ tự sát.
Chắc chắn khi đó, họ đã quyết định sẽ chết nhưng trên khuôn mặt không hề có bất kỳ sự sợ hãi nào. Họ vẫn điềm tĩnh sinh hoạt như chẳng có chuyện gì sẽ xảy ra.
Có thể với người nước ngoài, đó đơn giản chỉ là cái chết của một người già tận trung với vua. Nhưng theo người Nhật, đó là “một cái chết đẹp”.
Còn các bạn thì sao? “Cái chết đẹp” với các bạn là như thế nào?
Kengo Abe