Số phận của những phụ nữ mù có khả năng giao tiếp với người chết

Tỉnh Aomori phía Bắc nước Nhật được xem là quê hương của các Itako, những bà đồng có khả năng giao tiếp với Kami – những linh hồn trong Thần Đạo và người chết.

Chỉ có những cô gái mù bẩm sỉnh mới được huấn luyện trở thành Itako, vào thời Nhật cổ, “mù” được xem là một dấu hiệu tâm linh hay sức mạnh thần thánh. Ngày nay, tập tục kỳ lạ này không còn hợp thời nữa, chỉ còn một số ít Itako vẫn còn sống ở vùng núi tỉnh Aomori.

 


Nguồn gốc thời tiền sử của Itako 

Truyền thuyết về Itako có nguồn gốc từ những đức tin tiền thân của đạo Phật và một phần của Shaman giáo ở khu vực Đông Bắc Á. Họ tin rằng phụ nữ đóng vai trò trung gian kết nối thần thánh và con người.

Thật khó để xác định nguồn gốc chính xác của Itako, tuy nhiên có nghiên cứu cho rằng Itako có nguồn gốc từ những nữ pháp sư của các ngôi làng vào thời tiền sử. Khi Thần Đạo trở thành tôn giáo chính ở Nhật, hệ thống tín ngưỡng vẫn duy trì những yếu tố tâm linh nguyên thủy, một số đó vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Thời Edo

Trong suốt thời Edo (1603-1868), nhiều người Nhật tin rằng sự mù lòa có liên quan đến sức mạnh của thần linh hay đồng nghĩa với khả năng tâm linh. Cũng có thời gian, người phụ nữ phải gánh vác nuôi sống gia đình.

Cha mẹ của những cô gái mù lo ngại con gái họ sẽ có ít cơ hội kết hôn và chăm lo cho gia đình, nên đã gửi con mình đến những nơi huấn luyện Itako từ khi còn rất nhỏ. Các Itako tập sự phải trải qua 5-7 năm huấn luyện. Đầu tiên các cô gái trẻ phải tiến hành một “lễ cưới” với thần linh, sau đó họ sẽ có khả năng giao tiếp với Kami và linh hồn của người chết.

Thời Meiji

Mặc dù có những khả năng đặc biệt, Itako hầu như không được quần chúng chấp nhận và họ bị xem là những người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Trong suốt thời Meiji (1868-1912), chính quyền bài trừ tập tục, khuyến khích sử dụng tân dược và ban hành đạo luật cấm chữa bệnh bằng cách lên đồng. Nhiều Itako trong thời gian này bị bắt giữ và bị các tờ báo địa phương ví như gái điếm hay những kẻ trộm.

 

Một Itako đang thực hiện nghi lễ gọi hồn

Nghi lễ

Itako thường mang theo nhiều bùa phép để hỗ trợ lên đồng. Thành phần bao gồm xương động vật, đầu lâu, vỏ sò, tràng hạt…, tất cả đều được cất trong những chiếc hộp và ống tre.
Dựa vào khả năng có được, các Itako đều có thể thực hiện những nghi lễ huyền bí như Kuchiyose giao tiếp với linh hồn của người chết để dự đoán về tương lai, cầu xin Kami cho vụ mùa bội thu, chữa bệnh và giúp các bà mẹ nói chuyện với linh hồn của những đứa trẻ bị chết yểu.

Mỗi nghi lễ sẽ có nghi thức riêng, ví dụ như, Muzuko kuyo dành cho các bà mẹ bị sẩy thai, phá thai, có con bị yểu mệnh, Itako sẽ đặt tên cho đứa trẻ và cầu siêu cho nó. Thông qua lễ này, Itako cố gắng triệu tập linh hồn người chết bằng một chiếc cung nhạc của thần linh gọi là Azusa Yumi.

 

 

Các Itako có khả năng nói chuyện với linh hồn người chết để tiên đoán tương lai

Các Itako thời hiện đại

Người mù  trong xã hội cũ của Nhật không có nhiều lựa chọn, nhưng ngày nay họ có thể làm được nhiều việc. Do đó số lượng Itako còn hoạt động ngày càng giảm, theo thống kê cách đây 150 năm có khoảng 1 triệu người, nhưng đến năm 2009, ở Nhật chỉ còn khoảng 20 Itako còn sống, hầu hết họ đều sống ở núi Osore, tỉnh Aomori.

Ngày  nay người ta đều tôn sùng chủ nghĩa duy vật, sự tồn tại của Itako trong xã hội hiện đại đã chứng tỏ phần nào những đức tin huyền bí vẫn còn ẩn khuất bên trong tâm hồn con người Nhật.

Cuộc sống của Itako rất lặng lẽ và thần bí. Mặc dù họ bị cấm bước vào các đền thờ của Đạo Phật, nhưng chính quyền địa phương đã thừa nhận sự hiện diện của họ và phổ biến để thu hút khách du lịch. Hằng năm, các Itako đều xuất hiện trong lễ hội Inako Taisai ở núi Osore, tỉnh Aomori để trình diễn nghi lễ gọi hồn trước hàng nghìn khách du lịch.

 

Bà Nakamura Take, 79 tuổi, một trong số ít Itako có thể gọi hồn người chết ở Hachinohe

Haku

Lễ hội rơm độc đáo ở Nigata – Nhật Bản

Ngày tình nhân 7/7 và lễ hội giấy màu lớn nhất thế giới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: