“Ghê tởm” những hình thức tra tấn dã man từ thời Edo

Vào thời Edo, để tra hỏi tội phạm, người ta dùng rất nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Trong nhiều bộ phim lấy bối cảnh thời xưa, bạn thường thấy hình ảnh những kẻ tình nghi bị treo ngược lên trên và bị đánh bằng roi da, hoặc viên thanh tra sẽ thấm nước vào khăn và phủ lên mặt kẻ phạm tội.

Tuy nhiên những hình ảnh ấy có thể đã bị làm quá lên. Hãy cùng kiểm chứng sự thật.

Tại Nhật Bản, vào thời Edo, khác với những gì bạn tưởng tượng, những hình phạt tra tấn “khủng khiếp” trên hầu như không được áp dụng. Vào thời này, nguyên tắc đạo đức được coi trọng, kể cả trong cách tra hỏi phạm nhân.

Điều đó không có nghĩa những hình phạt “phi nhân tính” không tồn tại ở nước Nhật. Trước đó người ta áp dụng những biện pháp tra tấn rất khắc nghiệt, thậm chí có phần độc ác hơn những phương pháp bạn từng xem trên phim ảnh.

Tra tấn bằng nước.

Kẻ tình nghi sẽ bị nhốt trong một buồng giam bằng nước đến ngang hông trong thời gian dài. Tất nhiên độ “độc ác” của phương pháp này không thể sánh bằng cách tẩm khăn vào nước rồi phủ lên mặt. Thế nhưng sau một thời gian dài đứng trong nước, thân nhiệt sẽ giảm xuống, kể cả vào mùa hè. Vì mực nước khá cao, bạn không thể ngồi xuống nếu không muốn bị ngạt. Lâu dần lớp da tiếp xúc quá nhiều với nước sẽ nhăn nheo rồi bong dần ra.

Tra tấn bằng dây trói

Trói hai tay và hai chân ngược ra sau lưng, khi ấy toàn thân sẽ cong lên trên tựa dáng con tôm. Đặt trên lưng phạm nhân một hòn đá nặng, đồng thời làm cho hòn đá di chuyển lên xuống. Áp lực của vật nặng sẽ gây ra những cơn đau liên tiếp lên phần xương sống, khiến cho toàn thân đau đớn rã rời.

Tra tấn bằng phản ngựa

Nạn nhân sẽ bị ép vào tư thế như đang ngồi trên yên ngựa, tuy nhiên phần tiếp xúc với thân thể không phải là yên ngựa êm ái mà là một chiếc phản hình tam giác có phần bề mặt sắc nhọn. Thỉnh thoảng người ta sẽ buộc vật nặng vào chân để tăng thêm phần khốc liệt cho hình thức tra tấn trên.

Tra tấn bằng muối

Chỉ cần nghe qua cái tên, bạn đã có thể cảm nhận được cơn đau rát dai dẳng nhức nhối lan tỏa khắp cơ thể. Đúng vậy, đây là phương pháp tra tấn “sát muối vào vết thương”. Rạch khắp cơ thể bằng vật nhọn, sau đó tra muối vào ngay chỗ bị thương. Ngay lập tức phạm nhân sẽ cảm nhận những cơn đau đến mức mất cảm giác.

Thế nhưng đến thời Edo, đi cùng với việc khảo sát gắt gao những Hình bộ thẩm vấn phạm nhân, các hình phạt trên bị cấm hoàn toàn vì tính vô nhân đạo và vi phạm quyền con người.

Thay vào đó, biện pháp tra tấn sẽ được giới hạn trong 4 loại hình được xem là “ít tàn độc và thuận đạo người” hơn đó là đánh đòn, ôm đá, trói dáng tôm và tra tấn câu cá.

Biện pháp đánh đòn

Biện pháp ôm đá: Đây là phương pháp tra tấn bằng cách đặt những miếng đá nặng trên 50kg trên đùi phạm nhân.

Trói dáng tôm là kiểu trói gập người với cổ chân, gây ra áp lực lớn ở phần lưng và đầu gối

Tra tấn câu cá là biện pháp hạ thấp danh dự người khác bằng cách trói phạm nhân rồi kéo lên trên như đang bắt cá.

Tra tấn được xem là hình thức gây đau đớn, cố tình nhục mạ vào danh dự kẻ tình nghi để buộc họ khai ra sự thật. Do đó, chỉ đối với những người bị nghi ngờ thực hiện tội danh có thể dẫn đến án tử hình, đi kèm với bằng chứng xác thực mới được phép thực hiện các biện pháp trên để tra hỏi.

Đối tượng bị tra tấn bên cạnh tội danh mà họ bị nghi ngờ, còn phải được xét qua về vấn đề tuổi tác trước khi đem đi thẩm tra.

Bạn có thể thấy trong phim ảnh những quan viên Hình bộ quyết định việc thực hiện tra tấn phạm nhân, tuy nhiên vào thời Edo, điều đó không đúng sự thật. Những quan chức này có chức vụ thấp nhất, họ chỉ giúp sức trong việc hỗ trợ điều tra và áp giải phạm nhân. Việc quyết định có thực hiện tra tấn không được quyết định kĩ lưỡng từ cấp trên cùng và được xét duyệt qua rất nhiều bước khác nhau.

Ở thời Edo, người dân Nhật Bản rất ghét việc thẩm tra người khác, và tất cả những vụ thẩm tra đều được công khai, do đó việc các quan chức quyết định dùng hình với tội phạm đồng thời cũng làm xấu mặt bản thân. Vì thế số vụ thẩm vấn tội phạm bằng phương pháp tra tấn vào thời Edo rất hạn chế.

Nhật Bản là một quốc gia có trình độ dân trí cao, do đó tính nhân đạo và quyền con người luôn được đề cao, kể cả trong quá trình thẩm tra tội phạm. Điều nay đã được chứng minh từ thời xa xưa và kéo dài đến bây giờ. Có lẽ vì thế mà cảnh sát Nhật Bản phải tốn nhiều thời gian mới giải quyết được một vụ án chăng.

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: