Obon – Lễ hội “mở cửa Địa Ngục” độc đáo của người Nhật

Hiện nay Nhật Bản đang bắt đầu bước vào mùa hè oi bức. Tại thời điểm nóng nhất của mùa hè, vào ngày 15 tháng 8, lễ hội Obon sẽ được diễn ra.

Tất cả mọi người đều được nghỉ trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Obon. Kì nghỉ hè này rất phổ biến thế nhưng ở Nhật, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của ngày hội này.

Obon chính là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn kính đối với ông bà, tổ tiên. Vào những ngày này, từ phần mộ, linh hồn những người đã khuất sẽ quay trở về để đoàn tụ với gia đình.

Gia đình sẽ nhờ những nhà sư, thỉnh linh hồn người đã khuất trở về, sau đó trước vong linh ông bà tổ tiên, họ sẽ báo cáo những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm qua.

Đây chính là ý nghĩa cơ bản của Obon. Vào dịp này, các công ty sẽ cho nhân viên nghỉ để trở về quây quần xum họp bên gia đình, bà con dòng họ gần xa.

Ban đầu, Lễ Obon được gọi là Shin bon (新盆), là lúc con cháu phải truy điệu vong linh người đã khuất.

Người ta thường làm gì vào lễ Obon?

Ngày 13 tháng 8: 迎え火  (Okae bi) – đốt lửa mở cửa Địa Ngục –  đón linh hồn trở về

Đầu tiên, người ta sẽ bắt đầu trang trí nhà cửa, thêm vào đó những vật dụng để chào đón người đã khuất quay về. Sau đó, gia đình sẽ cầm theo đèn lồng đi đến phần mộ, đốt lửa thắp nhang trước vong linh người chết.

Theo truyền thuyết, người chết sẽ trở về trên chiếc xe Cà tím được tải bằng những con ngựa hình quả Dưa chuột. Chính vì thế, trong nhà người Nhật khi ấy sẽ có những đồ trang trí mang hình dạng như thế này.

Tại sao lại là Cà tím và Dưa leo, đến giờ tôi vẫn không lý giải được.

Tuy là thế, món đồ này biến thành một thú vui của người Nhật. Hãy tự làm một phương tiện di chuyển thật chắc chắn và hùng hậu để chào đón người thân trở về nào. Vì hiếm khi ông bà mới có dịp đoàn tụ với con cháu, tất nhiên không thể chào đón một cách sơ sài được.

Ngày 17 tháng 8: 送り火  (Okuri bi) – Chuyển lửa – đưa linh hồn về trời

Sau khi lễ hội Obon kết thúc, con cháu có nghĩa vụ tiễn đưa vong linh người chết về lại trời.

Gia đình thắp nhang trên bàn thờ, đốt một cây nến cho vào đèn lồng và đi đến phần mộ. Ngọn lửa này tượng trưng cho vong linh người đã khuất, do đó trong quá trình di chuyển, chú ý không được để nến tắt. Bằng cách này, linh hồn được tiễn đưa về trời.

Lễ hội Obon được tổ chức với quy mô lớn nhất tại cố đô Kyoto, được gọi là Daimonjiyaki  (大文字焼き). Cứ vào ngày 16 tháng 8, tại ngọn núi ở Kyoto, người ta sẽ đốt cháy chữ “Đại”.

Đây là phong tục truyền thống tại địa phương này.

Thế nhưng gần đây, số người quyết định không nghỉ vào dịp lễ Obon ngày càng tăng. Nguyên nhân do tắt nghẽn giao thông.

Vì đây là dịp để về thăm quê, rất nhiều phương tiện giao thông ở Nhật rơi vào tình trạng quá tải, từ tàu điện cho đến xe hơi.

Khi tôi còn nhỏ, tôi đã chứng kiến cảnh kẹt xe dữ dội trên đường về quê từ Tokyo đến Iwate. Các phương tiện lớn nhỏ kẹt cứng, không thể nhúc nhích gì được suốt quãng đường dài 120km, vì thế tôi phải mất tận 20 tiếng đồng hồ mới có thể đến được Iwate.

Tương tự với Shinkansen. Vé tàu vào dịp này sẽ được mở bán sớm. Có rất nhiều người mua được vé nhưng vẫn phải đứng suốt từ đầu trạm đến cuối trạm.

Số người lên tàu gấp đôi số lượng ghế ngồi, do đó trung bình cứ 2 người sẽ có một người phải đứng.

Do đó nếu đến Nhật vào dịp lễ Obon, bạn phải lên kế hoạch di chuyển rõ ràng nếu không muốn bị kẹt cứng giữa dòng người.

Kengo Abe

Kẹt xe trong dịp lễ Obon

Dừng chân ở Aomori, đừng quên lắng nghe câu chuyện anh hùng diệt quỷ dữ qua lễ hội đèn lồng khổng lồ

Ngày tình nhân 7/7 và lễ hội giấy màu lớn nhất thế giới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: